Mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc môn Tiếng Việt lớp 5?
Nội dung chính
Mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc môn Tiếng Việt lớp 5?
Dưới đây là các mẫu cảm nghĩ về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc môn Tiếng Việt lớp 5 mà các bạn học sinh có thể tham khảo:
Mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc - mẫu số 1
Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa đến nay của dân tộc ta. Tinh thần đoàn kết được ông cha ta lưu truyền lại qua lời dạy của câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đúc kết điều đó thành chân lý có giá trị muôn đời, Bác đã khẳng định rõ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”.
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều câu chuyện xuất phát từ những đồ dùng thông hàng ngày chứa đựng những giá trị và có ý nghĩa sâu sắc. Và câu chuyện của Bác về “Chiếc đồng hồ” chính là một biểu hiện của những giá trị ấy.
Câu chuyện tuy ngắn nhưng mang lại giá trị lớn, tư tưởng lớn của Người về tinh thần đoàn kết dân tộc. Thông qua câu chuyện, em thấy có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh tập thể, sức mạnh dân tộc để đánh thắng giặc ngoại xâm, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với cơ quan, đơn vị chúng ta cũng vậy, cũng giống như một chiếc đồng hồ, mỗi cá nhân, mỗi ban là một bộ phận không thể thiếu. Tất cả đều có một nhiệm vụ riêng, dù lớn dù nhỏ nhưng đó đều là một phần quan trọng trong một tổ hợp tập thể, mỗi nhiệm vụ như một mắc xích nối lại với nhau. Để tạo nên một mối nối thật sự vững chắc thì mỗi chúng ta - một mắc xích phải thật sự đoàn kết, nỗ lực, cố gắng phát huy khả năng của mình, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc - mẫu số 2
Một trong những câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được nghe kể là câu chuyện về "Hai anh em và con lạc đà". Trong câu chuyện, hai anh em đi cùng nhau qua một sa mạc rộng lớn. Khi gặp phải một con lạc đà lớn, họ không thể tự mình điều khiển được con vật, nhưng nhờ vào sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, họ đã vượt qua được thử thách ấy. Em cảm nhận được rõ ràng thông điệp mà câu chuyện muốn gửi gắm: chỉ khi con người biết đoàn kết, gắn bó với nhau thì mới có thể vượt qua được mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Câu chuyện khiến em suy nghĩ về vai trò của sự đoàn kết trong mọi hoạt động, từ gia đình, bạn bè cho đến cộng đồng. Đoàn kết không chỉ là sự hợp tác trong công việc mà còn là sự chia sẻ, động viên, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Em cảm thấy câu chuyện này rất ý nghĩa, vì nó dạy cho em một bài học quý giá về sức mạnh của tinh thần đoàn kết và tình yêu thương giữa con người với nhau.
Mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc - mẫu số 3
Câu chuyện “Bó đũa” đã để lại trong em nhiều cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc. Em thấy rất ấn tượng với hình ảnh người cha khôn ngoan, đã sử dụng bó đũa như một minh chứng sinh động để giáo dục cho các con về tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết. Qua câu chuyện, em hiểu rõ hơn về sức mạnh của sự đoàn kết. Khi mỗi người chỉ là một “chiếc đũa” riêng lẻ, chúng ta có thể dễ dàng bị gãy vỡ trước khó khăn và thách thức. Nhưng khi chúng ta đoàn kết lại thành một “bó đũa”, chúng ta sẽ trở nên vững chắc và mạnh mẽ hơn nhiều. Câu chuyện cũng nhắc nhở em về trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và duy trì tinh thần đoàn kết trong cộng đồng. Dù trong gia đình, trường học hay xã hội, chúng ta cần phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau để cùng nhau vượt qua khó khăn và phát triển.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc môn tiếng Việt lớp 5? (Hình ảnh từ Internet)
Chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 được xây dựng ra sao?
Căn cứ theo Mục 2 Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT xây dựng chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 như sau:
(1) Chương trình được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn; thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỉ XXI đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là chương trình của những quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.
(2) Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học.
Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
(3)Chương trình được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một số văn bản có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc.
(4) Chương trình vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình môn Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành.
Đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học ở học sinh tiểu học như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có quy định đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học ở học sinh tiểu học như sau:
- Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời.
- Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn.
- Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.