16:22 - 08/01/2025

Đại từ là gì? Đại từ trong môn Tiếng Việt mang ý nghĩa như thế nào? Học sinh được học ở lớp mấy?

Trong môn Ngữ văn hiện nay thì đại từ là gì? Đại từ trong môn Tiếng Việt mang ý nghĩa như thế nào? Học sinh được học ở lớp mấy?

Nội dung chính

    Đại từ là gì? Đại từ trong môn Tiếng Việt mang ý nghĩa như thế nào?

    - Đại từ là những từ được sử dụng để thay thế cho danh từ, cụm danh từ, hoặc thậm chí cả câu, nhằm tránh lặp lại từ ngữ và làm cho câu văn trở nên mạch lạc, sinh động hơn. Đại từ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự liên kết giữa các câu trong một đoạn văn, đoạn văn với đoạn văn.

    Ý nghĩa của đại từ trong Tiếng Việt

    Thay thế danh từ:

    Tránh lặp lại danh từ nhiều lần, giúp câu văn trở nên ngắn gọn, súc tích hơn. Làm cho câu văn trở nên đa dạng, tránh sự nhàm chán.

    Ví dụ: "An mua một quyển sách. Quyển sách đó rất hay." → "An mua một quyển sách. Nó rất hay."

    Chỉ người, vật, sự việc:

    Đại từ giúp xác định người, vật, sự việc được nhắc đến trong câu một cách rõ ràng.

    Ví dụ: "Tôi là học sinh. Tôi học rất chăm chỉ."

    Liên kết các câu:

    Đại từ giúp tạo sự liên kết giữa các câu trong một đoạn văn, đảm bảo tính mạch lạc cho đoạn văn.

    Ví dụ: "Hôm nay, tôi đi chợ. Ở chợ, tôi mua rất nhiều trái cây." (Từ "tôi" ở câu thứ hai liên kết với câu thứ nhất)

    Biểu thị quan hệ giữa các thành phần trong câu:

    Đại từ có thể biểu thị quan hệ sở hữu, chỉ định, số lượng, v.v...

    Ví dụ: "Quyển sách của tôi rất hay." (đại từ sở hữu)

    *Các loại đại từ trong Tiếng Việt:

    Đại từ nhân xưng: Tôi, ta, bạn, họ, chúng ta, chúng tôi...

    Đại từ chỉ định: Đây, đó, này, nọ...

    Đại từ nghi vấn: Ai, gì, đâu, sao, thế nào...

    Đại từ quan hệ: Mà, để, gì...

    Đại từ bất định: Ai đó, gì đó, nào đó...

    *Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.

    Đại từ là gì? Đại từ trong môn Tiếng Việt mang ý nghĩa như thế nào? Học sinh được học ở lớp mấy? (Hình từ Internet)

    Đại từ là gì? Đại từ trong môn Tiếng Việt mang ý nghĩa như thế nào? Học sinh được học ở lớp mấy? (Hình từ Internet)

    Đại từ các em học sinh sẽ được học ở lớp mấy?

    Căn cứ theo Mục IV Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì trong những yêu cầu về nội dung của môn Tiếng Việt lớp 5 thì cần phải đảm bảo như sau:

    KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

    - Quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài

    - Một số trường hợp viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt

    - Vốn từ theo chủ điểm

    - Từ điển: cách tìm từ, nghĩa của từ, cách dùng từ và tra cứu thông tin khác

    - Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu, thông dụng

    - Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng, “đồng âm khác nghĩa”

    - Từ đồng nghĩa: đặc điểm và tác dụng

    - Từ đa nghĩa và nghĩa của từ đa nghĩa trong văn bản.

    - Đại từ và kết từ: đặc điểm và chức năng

    - Câu đơn và câu ghép: đặc điểm và chức năng

    - Công dụng của dấu gạch ngang (đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu); dấu gạch nối (nối các tiếng

    Như vậy, đối chiếu quy định trên thì "đại từ" các em học sinh sẽ được học ở chương trình môn Tiếng Việt lớp 5.

    Yêu cầu về năng lực đặc thù cần đạt khi dạy môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh tiểu học ra sao?

    Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục IV Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT yêu cầu về năng lực đặc thù cần đạt khi dạy môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh tiểu học như sau:

    - Năng lực ngôn ngữ

    Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản; hiểu được nội dung chính của văn bản, chủ yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểu được nội dung hàm ẩn như chủ đề, bài học rút ra từ văn bản đã đọc.

    Ở cấp tiểu học, yêu cầu về đọc gồm yêu cầu về kĩ thuật đọc và kĩ năng đọc hiểu.

    Đối với học sinh các lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 2), chú trọng cả yêu cầu đọc đúng với tốc độ phù hợp và đọc hiểu nội dung đơn giản của văn bản.

    Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5, chú trọng nhiều hơn đến yêu cầu đọc hiểu nội dung cụ thể, hiểu chủ đề, hiểu bài học rút ra được từ văn bản.

    Từ lớp 1 đến lớp 3, viết đúng chính tả, từ vựng, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn văn ngắn; ở lớp 4 và lớp 5 bước đầu viết được bài văn ngắn hoàn chỉnh, chủ yếu là bài văn kể, tả và bài giới thiệu đơn giản.

    Viết được văn bản kể lại những câu chuyện đã đọc, những sự việc đã chứng kiến, tham gia, những câu chuyện do học sinh tưởng tượng; miêu tả những sự vật, hiện tượng quen thuộc; giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống của học sinh.

    Viết đoạn văn nêu những cảm xúc, suy nghĩ của học sinh khi đọc một câu chuyện, bài thơ, khi chứng kiến một sự việc gợi cho học sinh nhiều cảm xúc; nêu ý kiến về một vấn đề đơn giản trong học tập và đời sống; viết một số kiểu văn bản như: bản tự thuật, tin nhắn, giấy mời, thời gian biểu, đơn từ,...; bước đầu biết viết theo quy trình; bài viết cần có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).

    Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách rõ ràng câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình đối với những vấn đề được nói đến; biết thuyết minh về một đối tượng hay quy trình đơn giản.

    Nghe hiểu với thái độ phù hợp và nắm được nội dung cơ bản; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe.

    - Năng lực văn học

    Phân biệt văn bản truyện và thơ (đoạn, bài văn xuôi và đoạn, bài văn vần); nhận biết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của người viết; bước đầu hiểu được tác dụng của một số yếu tố hình thức của văn bản văn học (ngôn từ, nhân vật, cốt truyện, vần thơ, so sánh, nhân hoá).

    Biết liên tưởng, tưởng tượng và diễn đạt có tính văn học trong viết và nói.

    Đối với học sinh lớp 1 và lớp 2: nhận biết được văn bản nói về ai, về cái gì; nhận biết được nhân vật trong các câu chuyện, vần trong thơ; nhận biết được truyện và thơ.

    Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5: biết cách đọc diễn cảm văn bản văn học; kể lại, tóm tắt được nội dung chính của câu chuyện, bài thơ; nhận xét được các nhân vật, sự việc và thái độ, tình cảm của người viết trong văn bản; nhận biết được thời gian và địa điểm, một số kiểu vần thơ, nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh đẹp, độc đáo và tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh.

    Hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản. Viết được đoạn, bài văn kể chuyện, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng liên tưởng, tưởng tượng.

    Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT.

    27