09:13 - 27/12/2024

Mẫu báo cáo thành tích cá nhân của giáo viên mới nhất?

Báo cáo thành tích cá nhân là gì? Mẫu báo cáo thành tích cá nhân giáo viên mới nhất? 

Nội dung chính

    Báo cáo thành tích cá nhân là gì? 

    Báo cáo thành tích cá nhân là một văn bản quan trọng, trình bày chi tiết kết quả công việc của cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm báo cáo lên cấp trên. Mục đích chính của báo cáo là làm cơ sở để cấp trên xem xét các quyết định như thăng chức, khen thưởng, hoặc đề xuất tăng lương.

    Mẫu báo cáo thành tích cá nhân thường được sử dụng bởi các Đảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý và đoàn viên công đoàn. Nội dung báo cáo cần nêu rõ các thông tin cá nhân, đơn vị công tác, cũng như các thành tích đã đạt được.

    Từ đó, báo cáo sẽ đưa ra các phương hướng và nhiệm vụ phấn đấu trong tương lai. Khi viết báo cáo, cần đảm bảo nội dung ngắn gọn, súc tích và rõ ràng, đồng thời đảm bảo đầy đủ thông tin cần thiết, đúng mục đích và không lan man.

    Mẫu báo cáo thành tích cá nhân của giáo viên mới nhất? 

    Mẫu báo cáo thành tích cá nhân của giáo viên mới nhất? (Hình từ Internet)

    Mẫu báo cáo thành tích cá nhân của giáo viên mới nhất? 

    Mẫu báo cáo thành tích cá nhân của giáo viên mới nhất hiện nay được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 98/2023/NĐ-CP.

    Mẫu báo cáo thành tích cá nhân của giáo viên mới nhất?

    >>> Tải mẫu tại đây: Mẫu báo cáo thành tích cá nhân

    Chu kỳ đánh giá giáo viên được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo tại Điều 11 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

    Chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
    1. Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.
    2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.
    3. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.

    Theo đó, việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên được thực hiện theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học đối với giáo viên tự đánh giá.

    Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.

    Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.

    Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 10 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học như sau:

    (1) Quy trình đánh giá

    - Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;

    - Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;

    - Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.

    (2) Xếp loại kết quả đánh giá

    - Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT đạt mức tốt;

    - Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT đạt mức khá trở lên;

    - Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;

    -  Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).

    Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức là giáo viên ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ? 

    Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định như sau: 

    (1) Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:

    - Đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Nghị định 90/2020/NĐ-CP;

    - Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

    (2) Viên chức quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ

    - Đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định 90/2020/NĐ-CP;

    - Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả;

    - Đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 80% hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng;

    - 100% các đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó ít nhất 70% hoàn thành tốt hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

    24