15:21 - 25/12/2024

Mẫu báo cáo kết quả thi cuối học kỳ 1 năm học 2024-2025?

Mẫu báo cáo kết quả thi cuối học kỳ 1 năm học 2024-2025? Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá như thế nào? 

Nội dung chính

    Mẫu báo cáo kết quả thi cuối học kỳ 1 năm học 2024-2025? 

    Sau khi hoàn thành khóa học đầu tiên, giáo viên chủ nhiệm thường phải chuẩn bị một bản đánh giá tổng kết về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh.

    Mẫu báo cáo kết quả thi cuối học kỳ 1 lớp chủ nhiệm năm học 2024-2025 là một tài liệu quan trọng, giúp nhà trường và phụ huynh nắm bắt tiến trình phát triển của học sinh bao gồm học lực, hạnh kiểm và các hoạt động ngoại khóa.

    Việc lựa chọn mẫu báo cáo sơ bộ học tập kỳ 1 lớp chủ sở hữu phù hợp, đầy đủ và chi tiết sẽ giúp giáo dục chủ nhiệm truyền tải chính xác và rõ ràng tình hình lớp học, từ đó xây dựng kế hoạch học tập. 

    Mẫu 1

    Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    -------o0o-------

    Báo cáo Sơ kết lớp...........

    Học kỳ I, năm học 20... - 20...

    I. Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động học kì I

    a) Ưu điểm

    - Học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ.

    - Việc thực hiện đồng phục tương đối tốt. Các em đã mua đủ trang phục mùa hè, mùa đông và thực hiện đầy đủ theo yêu cầu của nhà trường. Việc thực hiện sơ vin, đi dép quai hậu thực hiện nghiêm túc.

    - Ý thức truy bài của học sinh có nhiều tiến bộ và duy trì tốt trong học kì I. Các em đã tận dụng tốt 15’ truy bài để ôn bài, học hỏi lẫn nhau và giúp đỡ nhau giải quyết các vướng mắc trong học tập.

    - Tham gia đầy đủ và có kết quả tốt các buổi lao động theo lịch của nhà trường.

    - Việc bảo vệ của công thực hiện tốt. Trong học kì I, các tài sản của nhà trường giao cho lớp không bị hư hỏng.

    - Việc thực hiện tiết kiệm điện đã được tiến hành thường xuyên. Trong các tiết học thể dục và khi không cần thiết đã luôn ngắt tất cả các thiết bị điện, tránh lãng phí.

    - Việc học tập của nhiều học sinh có nhiều tiến bộ. Các em đã có động cơ học tập đúng đắn và tích cực phấn đấu trong học tập. Tiêu biểu như các em.......................................

    - Tham gia BHYT đạt 100%.

    - Thu nộp các khoản tiền đúng lịch của nhà trường.

    - 100% học sinh tham gia đóng bảo hiểm thân thể.

    - Tham gia tích cực các hoạt động phong trào của nhà trường, đặc biệt là hoạt động chữ thập đỏ.

    - Nhiều học sinh cá biệt đã có sự chuyển biến rõ rệt.

    - Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do nhà trường tổ chức lớp tham gia đầy đủ và đạt kết quả tốt

    - Việc thực hiện vệ sinh lớp học đã được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả.

    - Việc học tập ở lớp và ở nhà thực hiện tương đối tốt. Đã có .../... học sinh đạt học sinh giỏi.

    >>>> Xem thêm tại: MẪU 1

    Mẫu 2:

    Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    -------o0o-------

    BÁO CÁO SƠ KẾT HỌC KÌ I

    Năm học ..........

    Lớp:………..

    I. CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN DUY TRÌ SĨ SỐ

    a/ Ưu điểm

    - Việc duy trì sĩ số của lớp tương đối tốt không quá 2,5%.

    b/ Khuyết điểm

    - Lớp vẫn còn tồn tại trường hợp nghỉ học giữa kì (……………….)

    - Học sinh cúp học, nghỉ học không phép của lớp nhiều ảnh hưởng đến tình hình chung của lớp.

    - sự kết hợp giữa các ban ngành, giữa PH và GVCN chưa đồng bộ dẫn đến tình hình lớp không được hoàn thiện

    c/ Hướng Khắc phục trong học kì II:

    - GVCN Theo sát tình hình lớp hơn.

    - Kết hợp chặt chẽ hơn với các ban ngành trong nhà trường cũng như PHHS để duy trì SS lớp.

    - Có hình thức cứng rắn hơn đối với những trường hợp nghỉ học không phép cũng như cúp học.

    - lập sổ theo dõi cá nhân cũng như thời gian biểu sinh hoạt của học sinh để dễ dàng có biện pháp kịp thời.

    >>>> Xem thêm: MẪU 2

    Mẫu báo cáo kết quả thi cuối học kỳ 1 năm học 2024-2025?

    Mẫu báo cáo kết quả thi cuối học kỳ 1 năm học 2024-2025? (Hình từ Internet)

    Kết quả rèn luyện của học sinh cuối học kỳ 1 và cả năm học được đánh giá như thế nào? 

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDDT quy định việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kỳ và cuối học kỳ 1 như sau: 

    Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

    (1) Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì

    - Mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có nhiều biểu hiện nổi bật.

    - Mức Khá: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt được mức Tốt.

    - Mức Đạt: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

    - Mức Chưa đạt: Chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

    (2) Kết quả rèn luyện của học sinh cả năm học

    - Mức Tốt: học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá từ mức Khá trở lên.

    - Mức Khá: học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá từ mức Đạt trở lên; học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Tốt; học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá mức Đạt hoặc Chưa đạt.

    - Mức Đạt: học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá mức Chưa đạt.

    - Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

    Đánh giá thường xuyên học sinh được thực hiện như thế nào? 

    Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 22/2021/ TT-BGDDT quy định về việc đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học như sau: 

    (1) Đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.

    (2) Đối với một môn học, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDDT, như sau:

    - Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét (không bao gồm cụm chuyên đề học tập): mỗi học kì chọn 02 (hai) lần.

    - Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số (không bao gồm cụm chuyên đề học tập), chọn số điểm đánh giá thường xuyên (sau đây viết tắt là ĐĐGtx) trong mỗi học kì như sau:

    + Môn học có 35 tiết/năm học: 02 ĐĐGtx.

    + Môn học có trên 35 tiết/năm học đến 70 tiết/năm học: 03 ĐĐGtx.

    + Môn học có trên 70 tiết/năm học: 04 ĐĐGtx.

    (3) Đối với cụm chuyên đề học tập của môn học ở cấp trung học phổ thông, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá theo từng chuyên đề học tập, trong đó chọn kết quả của 01 (một) lần kiểm tra, đánh giá làm kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập. Kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập của môn học được tính là kết quả của 01 (một) lần đánh giá thường xuyên của môn học đó và ghi vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDDT.

    91