Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 ngân hàng Vietcombank
Nội dung chính
Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 ngân hàng Vietcombank
Ngân hàng Vietcombank thông báo sẽ áp dụng lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 theo quy định chung của các cơ quan nhà nước và tổ chức trên toàn quốc. Trong suốt kỳ nghỉ lễ, khách hàng có thể liên hệ với hotline 1900 54 54 13 để được hỗ trợ khẩn cấp.
Cụ thể, lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 ngân hàng Vietcombank dự kiến bắt đầu từ Thứ Hai, ngày 27/1/2025 (28 tháng Chạp) đến hết Thứ Sáu, ngày 31/1/2025 (mùng 3 tháng Giêng). Ngân hàng sẽ làm việc trở lại vào Thứ Hai, ngày 03/2/2025.
* Nội dung thông báo trên chỉ là thông tin dự kiến, sẽ còn tiếp tục được cập nhật.
Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 ngân hàng Vietcombank (Hình từ Internet)
Lịch làm việc ngân hàng Vietcombank
Giờ làm việc của ngân hàng Vietcombank chủ yếu là từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, và ngân hàng sẽ nghỉ vào ngày thứ Bảy và Chủ nhật.
Cụ thể, giờ làm việc của ngân hàng Vietcombank tại các khu vực như sau:
(1) Tại Hà Nội:
Trụ sở chính và các chi nhánh/phòng giao dịch: Làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu, nghỉ vào thứ Bảy và Chủ nhật.
- Chi nhánh: Sáng từ 8h – 12h, chiều từ 13h – 16h30.
- Phòng giao dịch: Sáng từ 8h30 – 12h00, chiều từ 13h00 – 16h00.
(2) Tại TP.HCM:
- Trụ sở chi nhánh và các chi nhánh: Sáng từ 8h00 - 12h00, chiều từ 13h00 - 16h30.
- Phòng giao dịch: Sáng từ 8h00 - 11h30, chiều từ 13h00 - 16h00.
(3) Tại các tỉnh, thành phố khác:
Miền Bắc:
- Trụ sở chi nhánh và các chi nhánh: Sáng từ 7h30 – 11h30, chiều từ 13h00 – 16h30.
- Phòng giao dịch: Sáng từ 8h00 – 11h30, chiều từ 13h00 – 16h00.
Miền Trung:
- Trụ sở chi nhánh và các chi nhánh: Sáng từ 7h30 – 11h30, chiều từ 13h30 – 17h00.
- Phòng giao dịch: Sáng từ 8h00 – 11h30, chiều từ 13h30 – 16h30.
Miền Nam:
- Trụ sở chi nhánh và các chi nhánh: Sáng từ 7h30 – 11h30, chiều từ 13h00 – 16h30.
- Phòng giao dịch: Sáng từ 8h00 – 11h30, chiều từ 13h00 – 16h00.
Hiện tại, hầu hết các sở giao dịch và phòng giao dịch của Vietcombank không làm việc vào ngày thứ Bảy. Do đó, khách hàng cần lưu ý để liên hệ trước hoặc đặt lịch hẹn thông qua website của Vietcombank để đảm bảo dịch vụ thuận lợi.
Tết âm lịch 2025 được nghỉ mấy ngày?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định Tết Âm lịch 2025 người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 05 ngày.
Ngày 26/11/2024 Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn 8726/VPCP-KGVX năm 2024 về lịch nghỉ tết nhà nước 2025 Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025. Cụ thể lịch nghỉ tết của người lao động, cán bộ, công chức viên chức được Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024 quy định như sau:
(1) Cán bộ, công chức, viên chức
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo cho các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và doanh nghiệp, người lao động theo quy định.
Như vậy, Tết Nguyên đán năm 2025, cán bộ, công chức và viên chức sẽ có 09 ngày nghỉ liên tục, bao gồm 05 ngày nghỉ Tết và 04 ngày nghỉ cuối tuần.
Công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ 25/01/2025 đến hết 02/2/2025 (tức từ ngày 26 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
(2) Người lao động
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 đối với người lao động doanh nghiệp tư nhân, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025 như sau:
- Lựa chọn 01 ngày cuối năm Giáp Thìn và 04 ngày đầu năm Ất Tỵ
- Hoặc 02 ngày cuối năm Giáp Thìn và 03 ngày đầu năm Ất Tỵ
- Hoặc 03 ngày cuối năm Giáp Thìn và 02 ngày đầu năm Ất Tỵ.
+ Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019.
+ Khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2025 cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức.
Ngân hàng thương mại có hỗ trợ cơ quan thuế trong việc hoàn thuế điện tử cho người nộp thuế không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại trong lĩnh vực thuế như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại
1. Ngân hàng thương mại khi tham gia phối hợp thu thuế và thu các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp với cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước trong việc thực hiện nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử cho người nộp thuế; xử lý, đối soát dữ liệu về nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử;
b) Truyền, nhận thông tin chứng từ nộp thuế điện tử, chuyển tiền thanh toán các khoản thu ngân sách nhà nước cho Kho bạc Nhà nước đầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật;
c) Hỗ trợ người nộp thuế trong quá trình thực hiện nộp thuế điện tử;
d) Bảo mật thông tin của người nộp thuế, người khai hải quan theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, ngân hàng thương mại khi tham gia phối hợp thu thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước có trách nhiệm như sau:
(1) Phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc thực hiện nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử cho người nộp thuế;
(2) Phối hợp với cơ quan quản lý thuế xử lý, đối soát dữ liệu về nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử;
(3) Truyền, nhận thông tin chứng từ nộp thuế điện tử, chuyển tiền thanh toán các khoản thu ngân sách Nhà nước đầy đủ, chính xác, kịp thời cho Kho bạc Nhà nước
(4) Hỗ trợ người nộp thuế trong quá trình thực hiện nộp thuế điện tử;
(5) Bảo mật thông tin của người nộp thuế
Như vậy, từ quy định trên thì ngân hàng thương mại có hỗ trợ cơ quan thuế trong việc hoàn thuế điện tử cho người nộp thuế khi tham gia phối hợp với cơ quan thuế trong việc thu thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước.