Kiểm tra vệ sinh thú y do các công ty tự kiểm có đúng không?
Nội dung chính
Kiểm tra vệ sinh thú y do các công ty tự kiểm có đúng không?
Căn cứ Điều 66 Luật Thú y 2015 quy định:
Điều 66. Yêu cầu vệ sinh thú y đối với sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật
1. Việc kiểm tra vệ sinh thú y phải được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện trong quá trình sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.
2. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này và pháp luật về an toàn thực phẩm.
Theo đó, kiểm tra vệ sinh thú y phải được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện trong quá trình sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật chứ các công ty không được tự kiểm tra vệ sinh thú y.
Kiểm tra vệ sinh thú y do các công ty tự kiểm có đúng không? (Hình từ Internet)
Kiểm tra vệ sinh thú y được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 68 Luật Thú y 2015 quy định chung về kiểm tra vệ sinh thú y như sau:
- Kiểm tra vệ sinh thú y phải được thực hiện trong quá trình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển, giết mổ động vật trên cạn, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật.
- Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện kiểm tra, giám sát yêu cầu vệ sinh thú y đối với các đối tượng có trong Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y; phân tích nguy cơ, truy xuất nguồn gốc đối với động vật, sản phẩm động vật.
- Nội dung kiểm tra vệ sinh thú y:
+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện yêu cầu vệ sinh thú y đối với các đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y;
+ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y;
+ Kết luận và xử lý theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật trên cạn, cơ sở sơ chế chế biến sản phẩm động vật được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 69 Luật Thú y 2015 quy định yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật trên cạn; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật như sau:
- Cơ sở giết mổ động vật tập trung:
+ Địa điểm phải theo quy hoạch của chính quyền địa phương;
+ Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo;
+ Trang thiết bị, dụng cụ, nước cho việc giết mổ động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
+ Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.
- Cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ:
+ Địa điểm phải tách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
+ Trang thiết bị, dụng cụ phù hợp để giết mổ, không gây độc hại, ô nhiễm cho sản phẩm động vật;
+ Có đủ nước bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phục vụ cho việc giết mổ động vật;
+ Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.
- Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh:
+ Có địa điểm, diện tích thích hợp, khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
+ Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo;
+ Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
+ Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật;
+ Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Quy trình sơ chế, chế biến phải bảo đảm sản phẩm không bị ô nhiễm chéo, tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm hoặc độc hại;
+ Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến.
- Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật nhỏ lẻ:
+ Có khoảng cách bảo đảm không bị ô nhiễm bởi các tác nhân gây hại;
+ Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
+ Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật;
+ Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến.
Xem thêm: Sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu phải thỏa những yêu cầu gì?