Kiểm soát mù lòa do bệnh Glôcôm và chăm sóc Tật khúc xạ của khoa Mắt tuyến huyện được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Kiểm soát mù lòa do bệnh Glôcôm và chăm sóc Tật khúc xạ của khoa Mắt tuyến huyện được quy định như thế nào?
Căn cứ Tiểu mục 6.4 và Tiểu mục 6.5 Mục V Hướng dẫn nâng cao năng lực chăm sóc mắt được áp dụng tại cơ sở y tế tuyến huyện (Ban hành kèm theo Quyết định 5669/QĐ-BYT năm 2021) quy định về hoạt động kiểm soát mù lòa do bệnh Glôcôm và chăm sóc Tật khúc xạ của khoa Mắt tuyến huyện như sau:
Kiểm soát mù lòa do bệnh Glôcôm
- Truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh glôcôm cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao (phụ nữ, trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình, có một mắt đã mắc bệnh glocom) đi khám mắt định kỳ để có thể phát hiện sớm bệnh.
- Đo nhãn áp, khám lâm sàng, phát hiện và điều trị sớm bệnh glôcôm góc mở, chuyển tuyến nếu quá khả năng.
- Cấp cứu và điều trị bệnh glôcôm góc đóng cấp tính chuyển tuyến nếu quá khả năng điều trị.
Chăm sóc Tật khúc xạ
- Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe mắt, phòng chống cận thị, chấn thương mắt học đường
- Hỗ trợ khám sàng lọc, đo thị lực và kính lỗ. Đo khúc xạ (khách quan và chủ quan), kê đơn kính
- Phát hiện, giới thiệu chuyển tuyến người khiếm thị (thị lực 2 mắt dưới 3/10, không tăng với kính lỗ).
- Mài lắp kính và tư vấn sử dụng kính.
- Đào tạo cán bộ y tế trường học về chăm sóc mắt học đường: Phòng chống tật khúc xạ, tai nạn thương tích, sơ cấp cứu chấn thương mắt ban đầu.
Như vậy, đối với hoạt động kiểm soát mù lòa do bệnh Glôcôm và chăm sóc Tật khúc xạ của khoa Mắt tuyến huyện được hướng dẫn theo quy định trên và trong hoạt động kiểm soát mù lòa do bệnh Glôcôm sẽ có truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh glôcôm cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao (phụ nữ, trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình, có một mắt đã mắc bệnh glocom) đi khám mắt định kỳ để có thể phát hiện sớm bệnh. Do đó, mang tính khuyến khích chứ không ép buộc.