15:28 - 27/09/2024

Khoán bảo vệ rừng theo Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 được hỗ trợ bao nhiêu tiền trên 1 hecta?

Cho tôi hỏi: Theo Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 thì khoán bảo vệ rừng được hỗ trợ bao nhiêu tiền trên 1 hecta?

Nội dung chính

    Khoán bảo vệ rừng theo Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 được hỗ trợ bao nhiêu tiền trên 1 hecta?

    Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 21/2023/TT-BTC quy định về khoán bảo vệ rừng như sau:

    Khoán bảo vệ rừng

    1. Đối tượng, tiêu chí, phương thức khoán bảo vệ rừng: Thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 7 Điều 7 Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 9 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

    2. Mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng bình quân: 300.000 đồng/ha/năm. Đối với khoán bảo vệ rừng ven biển, mức hỗ trợ tối đa bằng 1,5 lần mức hỗ trợ bình quân.

    3. Kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng: 50.000 đồng/ha/5 năm, thực hiện cả giai đoạn Chương trình 2021-2025 và được bố trí trong tổng kinh phí khoán bảo vệ rừng cấp cho các đơn vị, địa phương thực hiện Chương trình. Việc hỗ trợ kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng chỉ thực hiện 01 lần trước khi tiến hành khoán bảo vệ rừng.

    Như vậy, khoán bảo vệ rừng theo Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 được hỗ trợ như sau:

    - Mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng bình quân sẽ là 300.000 đồng/ha/năm.

    - Mức khoán bảo vệ rừng ven biển thì mức hỗ trợ tối đa bằng 1,5 lần mức hỗ trợ bình quân.

    Khoán bảo vệ rừng theo Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 được hỗ trợ bao nhiêu tiền trên 1 hecta? (Hình từ Internet)

    Đối tượng nào được hỗ trợ khoán bảo vệ rừng theo Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 ?

    Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 21/2023/TT-BTC quy định về đối tượng được hỗ trợ khoán bảo vệ rừng như sau:

    Khoán bảo vệ rừng

    1. Đối tượng, tiêu chí, phương thức khoán bảo vệ rừng: Thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 7 Điều 7 Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 9 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

    ...

    Tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT có quy định về đối tượng rừng như sau:

    Khoán bảo vệ rừng

    1. Đối tượng rừng

    Diện tích rừng được Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ; diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho Tổ chức kinh tế, các đơn vị vũ trang quản lý; diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) quản lý.

    ...

    Như vậy, đối tượng được hỗ trợ khoán bảo vệ rừng theo Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 bao gồm:

    - Diện tích rừng được Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ;

    - Diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho Tổ chức kinh tế, các đơn vị vũ trang quản lý;

    - Diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.

    Bên khoán bảo vệ rừng bao gồm những ai?

    Tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT quy định về bên khoán bảo vệ rừng như sau:

    Khoán bảo vệ rừng

    ...

    2. Bên khoán bảo vệ rừng:

    a) Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ; Công ty nông, lâm nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 168/2016/NĐ-CP);

    b) Tổ chức, đơn vị được giao rừng theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp;

    c) Ủy ban nhân dân cấp xã.

    3. Bên nhận khoán bảo vệ rừng:

    a) Hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hợp pháp tại địa phương (xã, phường, thị trấn) theo quy định của Luật cư trú năm 2020; cộng đồng dân cư theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017 nơi có đối tượng khoán;

    b) Các đơn vị vũ trang đóng quân trên địa bàn, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương.

    ...

    Như vậy, bên khoán bảo vệ rừng bao gồm:

    - Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ; Công ty nông, lâm nghiệp

    - Tổ chức, đơn vị được giao rừng:

    + Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được sở hữu rừng.

    + Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây gọi là đơn vị vũ trang).

    + Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp.

    - Ủy ban nhân dân cấp xã.

    Lưu ý: Thông tư 21/2023/TT-BTC có hiệu lực từ 01/06/2023

    Trân trọng!

    35