10:01 - 18/12/2024

Khi nào bên mua bảo hiểm được phép yêu cầu giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm?

Khi nào bên mua bảo hiểm được phép yêu cầu giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm?

Nội dung chính

    Khi nào bên mua bảo hiểm được phép yêu cầu giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:

    Thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm
    1. Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm, căn cứ thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thực hiện một trong các nội dung sau đây:
    a) Giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm;
    b) Tăng số tiền bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm;
    c) Kéo dài thời hạn bảo hiểm;
    d) Mở rộng phạm vi bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.

    Như vậy, khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm, căn cứ thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thực hiện giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.

    Ngược lại, theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định thì khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, căn cứ thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền thực hiện một trong các nội dung sau đây:

    - Tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm;

    - Giảm số tiền bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm;

    - Rút ngắn thời hạn bảo hiểm;

    - Thu hẹp phạm vi bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.

    Khi nào bên mua bảo hiểm được phép yêu cầu giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm?

    Khi nào bên mua bảo hiểm được phép yêu cầu giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm?

    Trách nhiệm và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin về hợp đồng bảo hiểm được quy định ra sao?

    Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định về trách nhiệm và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin như sau:

    - Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

    - Trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp không đầy đủ thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường, trả tiền bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm.

    Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm và phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (nếu có).

    - Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cố ý không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng.

    Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm (nếu có).

    Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định hiện hành như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và các nguyên tắc sau đây:

    (1) Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;

    (2) Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật này;

    (3) Nguyên tắc bồi thường: số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm;

    (4) Nguyên tắc thế quyền: người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;

    (5) Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được.

    232
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ