Kết luận giám định rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Kết luận giám định rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định được quy định như thế nào?
Theo Quyết định 4293/QĐ-BYT năm 2019 thì kết luận giám định rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định như sau:
(1). Kết luận theo tiêu chuẩn y học:
Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi hiện hành (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:
a) Họ và tên;
b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc? Cụ thể:
- Tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn nhân cách đặc hiệu chung:
+ Rối loạn nhân cách có khuynh hướng xuất hiện ở trẻ em lớn hoặc tuổi thanh thiếu niên và tiếp tục thể hiện ở tuổi trưởng thành;
+ Các triệu chứng rối loạn nhân cách luôn bền vững và tồn tại suốt đời;
+ Không có bằng chứng về các bệnh thực tổn não và các rối loạn tâm thần khác;
+ Người bệnh biết được và đau buồn về những nét bất thường của mình nhưng không thể điều chỉnh được.
- Có ít nhất ba trong số các nét đặc trưng sau:
+ Khuynh hướng rõ rệt, hành động bột phát và không cân nhắc đến hậu quả;
+ Khí sắc thất thường và không thể dự đoán trước;
+ Có thể xảy ra các cơn bùng nổ cảm xúc và không có khả năng kiểm soát những cơn bùng nổ hành vi;
+ Bệnh nhân có khuynh hướng cãi lộn hoặc xung đột với người khác đặc biệt khi những hành vi của họ bị phê bình hoặc ngăn chặn.
(2). Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:
a) Bệnh rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định không làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự): trong trường hợp rối loạn nhân cách ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi.
c) Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: trong trường hợp rối loạn nhân cách không ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi.