Kết luận cuộc thanh tra đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Kết luận cuộc thanh tra đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?
Kết luận cuộc thanh tra đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 37 Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cụ thể như sau:
- Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày người ra quyết định thanh tra xem xét cho ý kiến đối với báo cáo về cuộc thanh tra, Trưởng đoàn phải trình dự thảo kết luận thanh tra để người ra quyết định thanh tra ký ban hành.
- Kết luận thanh tra (Mẫu số 03/KL-TT) phải có các nội dung sau đây:
+ Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra theo nội dung thanh tra;
+ Kết quả thanh tra về các nội dung thanh tra;
+ Kết luận về nội dung thanh tra;
+ Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;
+ Biện pháp xử lý theo thẩm quyền kể cả việc thu hồi tiền và kiến nghị biện pháp xử lý;
+ Đề xuất điều chỉnh sửa đổi chế độ chính sách, văn bản quy định, hướng dẫn (nếu có).
- Việc công khai, thời gian công khai và hình thức công khai kết luận thanh tra do người ra quyết định thanh tra lựa chọn theo quy định của pháp luật.
- Kết luận thanh tra phải gửi đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Trường hợp tiến hành thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Khoản 5, Điều 26 thì trong kết luận thanh tra phải có nội dung kết luận về kiểm tra.