Hối phiếu đòi nợ bị từ chối thanh toán khi nào? Nội dung của hối phiếu đòi nợ được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Hối phiếu đòi nợ được coi là bị từ chối thanh toán khi nào?
Căn cứ tại Điều 45 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định về từ chối thanh toán như sau:
Từ chối thanh toán
1. Hối phiếu đòi nợ được coi là bị từ chối thanh toán, nếu người thụ hưởng không được thanh toán đầy đủ số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này.
2. Khi hối phiếu đòi nợ bị từ chối thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ, người thụ hưởng có quyền truy đòi ngay số tiền chưa được thanh toán đối với người chuyển nhượng trước mình, người ký phát và người bảo lãnh theo quy định tại Điều 48 của Luật này.
Theo đó, hối phiếu đòi nợ được coi là bị từ chối thanh toán, nếu người thụ hưởng không được thanh toán đầy đủ số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được hối phiếu đòi nợ.
Hối phiếu đòi nợ bị từ chối thanh toán khi nào? Nội dung của hối phiếu đòi nợ được quy định như thế nào?
Nội dung của hối phiếu đòi nợ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 như sau:
Nội dung của hối phiếu đòi nợ
1. Hối phiếu đòi nợ có các nội dung sau đây:
a) Cụm từ “Hối phiếu đòi nợ” được ghi trên mặt trước của hối phiếu đòi nợ;
b) Yêu cầu thanh toán không điều kiện một số tiền xác định;
c) Thời hạn thanh toán;
d) Địa điểm thanh toán;
đ) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ của người bị ký phát;
e) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu đòi nợ theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu đòi nợ cho người cầm giữ;
g) Địa điểm và ngày ký phát;
h) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ và chữ ký của người ký phát.
2. Hối phiếu đòi nợ không có giá trị nếu thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thời hạn thanh toán không được ghi trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi nợ sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình;
b) Địa điểm thanh toán không được ghi trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi nợ sẽ được thanh toán tại địa chỉ của người bị ký phát;
c) Địa điểm ký phát không được ghi cụ thể trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi nợ được coi là ký phát tại địa chỉ của người ký phát.
3. Khi số tiền trên hối phiếu đòi nợ được ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì số tiền ghi bằng chữ có giá trị thanh toán. Trong trường hợp số tiền trên hối phiếu đòi nợ được ghi hai lần trở lên bằng chữ hoặc bằng số và có sự khác nhau thì số tiền có giá trị nhỏ nhất được ghi bằng chữ có giá trị thanh toán.
4. Trong trường hợp hối phiếu đòi nợ khôngcó đủ chỗ để viết, hối phiếu đòi nợ đó có thể có thêm tờ phụ đính kèm. Tờ phụ đính kèm được sử dụng để ghi nội dung bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu. Người đầu tiên lập tờ phụ phải gắn liền tờ phụ với hối phiếu đòi nợ và ký tên trên chỗ giáp lai giữa tờ phụ và hối phiếu đòi nợ.
Theo đó, hối phiếu đòi nợ bao gồm các nội dung sau:
- Cụm từ “Hối phiếu đòi nợ” được ghi trên mặt trước của hối phiếu đòi nợ;
- Yêu cầu thanh toán không điều kiện một số tiền xác định;
- Thời hạn thanh toán;
- Địa điểm thanh toán;
- Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ của người bị ký phát;
- Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu đòi nợ theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu đòi nợ cho người cầm giữ;
- Địa điểm và ngày ký phát;
- Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ và chữ ký của người ký phát.
Chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bị từ chối thanh toán thì có bị xử phạt không?
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 29 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về công cụ chuyển nhượng như sau:
Vi phạm quy định về công cụ chuyển nhượng
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi ký vào công cụ chuyển nhượng không đúng thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện không đúng quy định về nghĩa vụ của người chấp nhận quy định tại Điều 22 Luật Các công cụ chuyển nhượng;
b) Nhờ thu qua người thu hộ không đúng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 39 Luật Các công cụ chuyển nhượng.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng khi đã biết công cụ chuyển nhượng này quá hạn thanh toán hoặc đã bị từ chối chấp nhận, bị từ chối thanh toán hoặc đã được thông báo bị mất quy định tại khoản 4 Điều 15 Luật Các công cụ chuyển nhượng;
b) Ký phát séc khi không đủ khả năng thanh toán.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giả mạo chữ ký trên công cụ chuyển nhượng;
b) Không thực hiện đúng quy định về in, giao nhận và quản lý séc trắng quy định tại các khoản 2, 3 Điều 64 Luật Các công cụ chuyển nhượng.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Theo đó, người chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bị từ chối thanh toán có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu như biết hối phiếu đòi nợ bị từ chối thanh toán
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 2 lần cá nhân..