11:52 - 30/09/2024

Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với giáo viên mầm non được quy định như thế nào?

Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với giáo viên mầm non được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với giáo viên mầm non được quy định như thế nào?

    Vấn đề này được quy định tại Quyết định số 45/2011/QĐ-TTg ngày 18/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:
    Điều kiện hưởng hỗ trợ:
     - Đã có thời gian công tác trong cơ sở giáo dục mầm non trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, liền sau đó được tuyển dụng hoặc ký hợp đồng lao động làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non.
    - Khi nghỉ việc có đủ tuổi đời theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội và có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
    - Chưa nhận chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần, cam kết tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
    Về mức hỗ trợ: Nhà nước hỗ trợ kinh phí bằng 13% tháng lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm đối tượng được hưởng hỗ trợ tham gia BHXH tự nguyện.
    Khuyến khích các địa phương, cơ sở giáo dục mầm non hỗ trợ thêm kinh phí đóng BHXH đối với các đối tượng được hưởng hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này.
    Thời gian được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đóng BHXH tự nguyện là số tháng thực tế làm giáo viên mầm non trước ngày 01/01/1995 của người được hỗ trợ nhưng tối đa không quá 60 tháng.
    Về phương thức hỗ trợ:
    + Nhà nước hỗ trợ kinh phí đóng BHXH tự nguyện cho các đối tượng được hưởng hỗ trợ thông qua cơ quan BHXH, thực hiện đồng thời với việc đóng BHXH tự nguyện của cá nhân.
    + Cơ quan BHXH xác nhận việc tham gia BHXH tự nguyện cho các đối tượng thuộc diện hưởng hỗ trợ khi đảm bảo các điều kiện sau: Tham gia BHXH tự nguyện theo quy định của Luật BHXH; đóng phần phí bảo hiểm còn lại sau khi đã được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí theo quy định.

    2