12:03 - 28/09/2024

Hiện nay, nước ta có những đơn vị hành chính nào? Đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm có những loại nào?

Hiện nay, nước ta có những đơn vị hành chính nào? Đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm có những loại nào? Số tổ chức hành chính trong các cơ quan nhà nước được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Hiện nay, nước ta có những đơn vị hành chính nào?

    Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 0101 Phần 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 9/2022/TT-BNV quy định về khái niệm, phương pháp tính số đơn vị hành chính như sau:

    Khái niệm, phương pháp tính

    - Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

    + Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

    + Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

    + Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

    + Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

    - Số đơn vị hành chính từng cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt) là số đơn vị hành chính hiện có đến thời điểm thống kê của từng cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và số đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trong cả nước.

    - Tổng số đơn vị hành chính các cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt) là tổng số đơn vị hành chính hiện có đến thời điểm thống kê của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trong cả nước.

    Theo đó, đơn vị hành chính của nước ta hiện nay bao gồm:

    + Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

    + Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

    + Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

    + Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

    Hiện nay, nước ta có những đơn vị hành chính nào? Đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm có những loại nào?

    Đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm có những loại nào?

    Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2, tiểu mục 3, tiểu mục 4, tiểu mục 5 Mục 0101 Phần 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 9/2022/TT-BNV lần lượt quy định về phân tổ chủ yếu, kỳ công bố, nguồn số liệu,  cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp như sau:

    Phân tổ chủ yếu

    - Cấp hành chính: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có thể là cấp tỉnh hoặc cấp huyện do Quốc hội quyết định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó);

    - Nông thôn/đô thị/hải đảo/đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; miền núi/vùng cao; dân tộc thiểu số; an toàn khu, biên giới; phân loại đô thị.

    - Loại đơn vị hành chính cấp tỉnh (Loại đặc biệt, Loại I, Loại II và Loại III).

    - Loại đơn vị hành chính cấp huyện (Loại I, Loại II và Loại III; số huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; số thành phố thuộc thành phố).

    - Loại đơn vị hành chính cấp xã (Loại I, Loại II và Loại III; số xã, phường, thị trấn).

    Kỳ công bố

    Năm

    Nguồn số liệu

    - Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ

    - Dữ liệu hành chính

    Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ.

    Theo đó, đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm loại đặc biệt, Loại I, Loại II và Loại III

    - Đơn vị hành chính cấp huyện gồm loại I, Loại II và Loại III; số huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; số thành phố thuộc thành phố.

    - Đơn vị hành chính cấp xã gồm loại I, Loại II và Loại III; số xã, phường, thị trấn.

    Số tổ chức hành chính trong các cơ quan nhà nước được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Mục 0102 Phần 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 9/2022/TT-BNV quy định về số tổ chức hành chính trong các cơ quan nhà nước như sau:

    Số tổ chức hành chính trong các cơ quan nhà nước

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Tổ chức hành chính là tổ chức được giao chức năng tham mưu giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của cơ quan, tổ chức và được thành lập theo quy định của pháp luật.

    Tổ chức hành chính gồm:

    a) Các tổ chức hành chính do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và trực tiếp chỉ đạo, quản lý.

    b) Các tổ chức hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi tắt là bộ), gồm:

    - Văn phòng, thanh tra, vụ, cục, tổng cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của bộ;

    - Văn phòng, thanh tra (nếu có), vụ, cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục (sau đây gọi tắt là tổng cục);

    - Phòng thuộc cơ cấu tổ chức của văn phòng, thanh tra, vụ (nếu có), cục và tổ chức tương đương thuộc bộ;

    - Phòng thuộc cơ cấu tổ chức của văn phòng, cục và tổ chức tương đương thuộc tổng cục;

    - Chi cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của cục thuộc bộ (sau đây gọi tắt là chi cục thuộc cục thuộc bộ);

    - Chi cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của cục thuộc tổng cục (sau đây gọi tắt là chi cục thuộc cục thuộc tổng cục);

    - Phòng và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc cục thuộc bộ;

    - Phòng và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc cục thuộc tổng cục.

    c) Các tổ chức hành chính của cơ quan thuộc Chính phủ (nếu có).

    - Tổ chức hành chính thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ;

    - Phòng thuộc cơ cấu tổ chức của tổ chức hành chính thuộc cơ quan thuộc Chính phủ.

    d) Các tổ chức hành chính ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh), gồm:

    - Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là sở);

    - Văn phòng, thanh tra, phòng chuyên môn, nghiệp vụ, chi cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của sở;

    - Phòng thuộc cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc sở;

    - Các tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    - Văn phòng, phòng, chi cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    đ) Các tổ chức hành chính ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là cấp huyện), gồm:

    - Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi tắt là phòng cấp huyện);

    - Các tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

    Số tổ chức hành chính trong các cơ quan nhà nước là số các tổ chức hiện có đến thời điểm thống kê trong các cơ quan hành chính cả nước.

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Cấp chính quyền

    - Các cơ quan trung ương

    - Các cơ quan địa phương

    3. Kỳ công bố

    Năm

    4. Nguồn số liệu

    - Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ

    - Dữ liệu hành chính

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    Vụ Chính quyền địa phương, Vụ Tổ chức - Biên chế, Bộ Nội vụ.

    Như vậy, có thể hiểu tổ chức hành chính là tổ chức được giao chức năng tham mưu giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của cơ quan, tổ chức và được thành lập theo quy định của pháp luật.

    Trân trọng!

    326