07:56 - 18/12/2024

Hệ thống cấp bậc quân hàm trong Quân đội Việt Nam hiện nay được quy định bao gồm bao nhiêu cấp bậc?

Hệ thống cấp bậc quân hàm trong Quân đội Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào? Thời gian xét thăng hạng quy định như thế nào?

Nội dung chính


    Hệ thống cấp bậc quân hàm Quân đội Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào?

    Hệ thống cấp bậc quân hàm Quân đội Việt Nam hiện nay được quy định như sau:

    Cấp bậc quân hàm của sĩ quan

    Theo Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm 03 cấp, 12 bậc:

    - Cấp Tướng có bốn bậc:

    + Đại tướng;

    + Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;

    + Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân.

    + Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;

    - Cấp Tá có bốn bậc:

    + Đại tá;

    + Thượng tá;

    + Trung tá;

    + Thiếu tá.

    - Cấp Úy có bốn bậc:

    + Đại úy;

    + Thượng úy;

    + Trung úy;

    + Thiếu úy.

    Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp

    Theo Điều 16 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như sau:

    - Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương, gồm:

    + Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;

    + Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;

    + Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp;

    + Đại úy quân nhân chuyên nghiệp;

    + Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp;

    + Trung úy quân nhân chuyên nghiệp;

    + Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp.

    - Bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp gồm:

    + Loại cao cấp là Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;

    + Loại trung cấp là Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;

    + Loại sơ cấp là Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp.

    Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ

    Theo Điều 8 Luật Nghĩa vụ quân sự, cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ gồm:

    - Hạ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có ba bậc quân hàm:

    + Thượng sĩ;

    + Trung sĩ;

    + Hạ sĩ.

    - Binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam có 2 bậc quân hàm:

    + Binh nhất;

    + Binh nhì.

    Hệ thống cấp bậc quân hàm trong Quân đội Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào? Thời gian xét thăng hạng quy định như thế nào?

    Hệ thống cấp bậc quân hàm trong Quân đội Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào? Thời gian xét thăng hạng quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

    Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam tại ngũ được thăng quân hàm khi nào?

    Theo quy định tại Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) về việc thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ như sau:

    - Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:

    + Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999

    + Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;

    + Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định.

    Trong đó, thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:

    Thiếu úy lên Trung úy:

    2 năm;

    Trung úy lên Thượng úy:

    3 năm;

    Thượng úy lên Đại úy:

    3 năm;

    Đại úy lên Thiếu tá:

    4 năm;

    Thiếu tá lên Trung tá:

    4 năm;

    Trung tá lên Thượng tá:

    4 năm;

    Thượng tá lên Đại tá:

    4 năm;

    Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

    Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

    Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

    Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;

    Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.

    Ngoài ra, Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.

    Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.

    Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm đối với sĩ quan Công an nhân dân được quy định như thế nào?

    Căn cứ tại khoản 3 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về thời hạn xét thăng cấp bậc hàm như sau:

    - Hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ:

    Hạ sĩ lên Trung sĩ: 01 năm;

    Trung sĩ lên Thượng sĩ: 01 năm;

    Thượng sĩ lên Thiếu úy: 02 năm;

    Thiếu úy lên Trung úy: 02 năm;

    Trung úy lên Thượng úy: 03 năm;

    Thượng úy lên Đại úy: 03 năm;

    Đại úy lên Thiếu tá: 04 năm;

    Thiếu tá lên Trung tá: 04 năm;

    Trung tá lên Thượng tá: 04 năm;

    Thượng tá lên Đại tá: 04 năm;

    Đại tá lên Thiếu tướng: 04 năm;

    Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng tối thiểu là 04 năm;

    - Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét nâng bậc lương, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật tương ứng với mức lương trong bảng lương chuyên môn kỹ thuật do Chính phủ quy định;

    - Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét thăng cấp bậc hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ;

    - Thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm; đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị giáng cấp bậc hàm, sau 01 năm kể từ ngày bị giáng cấp bậc hàm, nếu tiến bộ thì được xét thăng cấp bậc hàm.

    Căn cứ khoản 4 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018 quy định tuổi của sĩ quan được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng không quá 57; trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.

    673
    Quản lý: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số ..., do ... cấp ngày ... (dự kiến) Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ