14:37 - 25/09/2024

Thời gian lên quân hàm quân đội nhân dân là bao nhiêu năm?

Thời gian lên quân hàm quân đội là bao nhiêu năm? Và điều kiện thăng quân hàm quân đội đối với sĩ quan tại ngũ là gì?

Nội dung chính


    Thời gian lên quân hàm quân đội là bao nhiêu năm?

    Tại Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ như sau:

    Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ

    ...

    2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:

    Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;

    Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;

    Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;

    Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;

    Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;

    Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;

    Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;

    Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

    Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

    Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

    Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;

    Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.

    3. Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.

    4. Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.

    Như vậy, thời gian lên quân hàm quân đội được quy định như sau:

    Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;

    Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;

    Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;

    Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;

    Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;

    Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;

    Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;

    Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

    Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

    Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

    Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;

    Lưu ý: Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.

    Thời gian lên quân hàm quân đội nhân dân là bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)

    Điều kiện thăng quân hàm quân đội đối với sĩ quan tại ngũ là gì?

    Tại Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về việc thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ cụ thể như sau:

    Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ

    1. Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Luật này;

    b) Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;

    c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:

    Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;

    Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;

    Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;

    Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;

    Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;

    Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;

    Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;

    Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

    Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

    Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

    Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;

    Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.

    3. Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.

    4. Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.

    Như vậy, điều kiện thăng quân hàm quân đội đối với sĩ quan tại ngũ là:

    - Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999.

    - Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;

    - Đủ thời hạn xét thăng quân hàm, cụ thể:

    + Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;

    + Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;

    + Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;

    + Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;

    + Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;

    + Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;

    + Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;

    + Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

    + Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

    + Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

    + Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;

    + Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.

    Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quân đội phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm là bao nhiêu?

    Tại Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 và được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan cụ thể như sau:

    Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan

    1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:

    Cấp Úy: nam 46, nữ 46;

    Thiếu tá: nam 48, nữ 48;

    Trung tá: nam 51, nữ 51;

    Thượng tá: nam 54, nữ 54;

    Đại tá: nam 57, nữ 55;

    Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.

    2. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.

    3. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều 11 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này.

    Như vậy, hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quân đội phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm được quy định như sau:

    - Cấp Úy: nam 46 tuổi, nữ 46 tuổi;

    - Thiếu tá: nam 48 tuổi, nữ 48 tuổi;

    - Trung tá: nam 51 tuổi, nữ 51 tuổi

    - Thượng tá: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi;

    - Đại tá: nam 57 tuổi, nữ 55 tuổi;

    - Cấp Tướng: nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi.

     

    1
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ