08:32 - 18/12/2024

Điều kiện xác định về nguyên giá tài sản cố định giảm từ 30 triệu đồng xuống 10 triệu đồng có đúng không?

Điều kiện xác định về nguyên giá tài sản cố định giảm từ 30 triệu đồng xuống 10 triệu đồng có đúng không?

Nội dung chính


    Thông tư 23/2023/TT-BTC thay thế Thông tư 45/2013/TT-BTC hay Thông tư 45/2018/TT-BTC?

    Hiện nay, có nhiều trường hợp nhầm lẫn về việc Thông tư 23/2023/TT-BTC thay thế Thông tư 45/2013/TT-BTC. Tuy nhiên, điều này không đúng, cụ thể:

    Thông tư 23/2023/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có hiệu lực từ 10/6/2023 và thay thế Thông tư 45/2018/TT-BTC.

    Và Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định áp dụng cho doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật vẫn còn hiệu lực và hiện tại chưa có văn bản thay thế.

    Điều kiện xác định về nguyên giá tài sản cố định giảm từ 30 triệu đồng xuống 10 triệu đồng có đúng không?

    Điều kiện xác định về nguyên giá tài sản cố định giảm từ 30 triệu đồng xuống 10 triệu đồng có đúng không?

    Điều kiện xác định về nguyên giá tài sản cố định giảm từ 30 triệu đồng xuống 10 triệu đồng có đúng không?

    Theo nội dung đã nêu trên thì, nguyên giá tài sản được xác định theo Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC và Điều 3 Thông tư 45/2018/TT-BTC như sau:

    - Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật như sau:

    Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:
    1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
    a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
    b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
    c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

    Theo đó, tài sản được xác định là tài sản cố định tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật khi đáp ứng các điều kiện:

    - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

    - Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

    - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

    Còn Điều 3 Thông tư 45/2018/TT-BTC quy định tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp như sau:

    Quy định tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định
    1. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình
    Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn dưới đây:
    a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;
    b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

    Như vậy, theo quy định hiện hành thì tài sản cố định tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải đáp ứng 02 điều kiện:

    - Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;

    - Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

    Ngoài ra, từ ngày 10/6/2023, sau khi Thông tư 23/2023/TT-BTC có hiệu lực thì tiêu chuẩn xác định tài sản cố định về nguyên giá vẫn là 10 triệu đồng.

    Như vậy, Thông tư 23/2023/TT-BTC có hiệu lực và thay thế Thông tư 45/2018/TT-BTC không thay thế Thông tư 45/2013/TT-BTC, do đó không có sự thay đổi về nguyên giá xác định tài sản cố định.

    Nguyên tắc quản lý tài sản cố định theo Thông tư 23/2023/TT-BTC?

    Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 23/2023/TT-BTC thì nguyên tắc quản lý tài sản cố định như sau:

    - Mọi tài sản cố định hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được quản lý chặt chẽ về hiện vật và giá trị theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.

    Các chỉ tiêu về nguyên giá, hao mòn, khấu hao, giá trị còn lại của tài sản cố định, phần giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập phân bổ vào chi phí liên doanh, liên kết là số nguyên; trường hợp kết quả xác định các chỉ tiêu này là số thập phân thì được làm tròn theo nguyên tắc cộng thêm 01 vào phần số nguyên.

    - Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm:

    + Lập thẻ tài sản cố định, kế toán đối với toàn bộ tài sản cố định hiện có của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành; mỗi tài sản cố định được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán.

    + Thực hiện kiểm kê tài sản định kỳ hàng năm; thực hiện điều chỉnh số liệu kế toán nếu có chênh lệch phát sinh khi thực hiện kiểm kê.

    + Thực hiện báo cáo kê khai, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

    - Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng sau đó thuộc trường hợp phải thay đổi nguyên giá theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì phải tính hao mòn, trích khấu hao tài sản theo quy định của pháp luật cho thời gian sử dụng còn lại sau khi thay đổi nguyên giá (nếu có).

    - Nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định quy định tại Thông tư này được sử dụng như sau:

    + Nguyên giá tài sản cố định xác định theo quy định tại các Điều 6, 7 và 8 Thông tư này, giá trị còn lại của tài sản cố định xác định theo quy định tại Điều 16 Thông tư này được sử dụng để ghi sổ kế toán, xác định thẩm quyền quyết định sử dụng, xử lý tài sản công theo quy định, kê khai để đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.

    + Không sử dụng nguyên giá tài sản cố định xác định theo quy định tại các Điều 6, 7 và 8 Thông tư này, giá trị còn lại của tài sản cố định xác định theo quy định tại Điều 16 Thông tư này để:

    Làm giá bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê tài sản, xác định giá trị để góp vốn liên doanh, liên kết, sử dụng tài sản cố định để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.

    Thông tư 23/2023/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 10/6/2023

    968
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ