Danh sách địa chỉ văn phòng công chứng quận 8? Đối tượng nào cần phải đào tạo nghề công chứng 12 tháng?
Nội dung chính
Danh sách địa chỉ văn phòng công chứng quận 8
Danh sách văn phòng công chứng quận 8:
(1) Văn phòng công chứng Quận 8
- Địa chỉ: Số 13 Đường 817A Tạ Quang Bửu, Phường 5, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh.
- Hotline: 0938 095 388
- Điện thoại: 38 505 616
- Fax: 38 503 159
- Email: vpccquan8@gmail.com
(2) Văn phòng công chứng Vương Mỹ Hằng
- Địa chỉ: 184 Dương Bá Trạc, Phường 2, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 028 3850 7979
- Email: congchungvuongmyhang@gmail.com
(3) Văn phòng công chứng Thịnh Vượng
- Địa chỉ: 40 Nguyễn Văn Của, Phường 13, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 08 3951 6717
- Email: vpcongchungthinhvuong@gmail.com
(4) Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường
- Địa chỉ: 184 Dương Bá Trạc, Phường 2, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 09.24.24.5656
- Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com
(Đang tiếp tục cập nhật)
Danh sách địa chỉ văn phòng công chứng quận 8. Đối tượng nào cần phải đào tạo nghề công chứng 12 tháng? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào cần phải đào tạo nghề công chứng 12 tháng?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Công chứng 2024 quy định như sau:
Đào tạo nghề công chứng
1. Người có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật được đăng ký tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng.
2. Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Những người sau đây có thời gian đào tạo nghề công chứng là 06 tháng:
a) Người đã có thời gian từ đủ 05 năm trở lên làm thẩm phán; kiểm sát viên; điều tra viên; thẩm tra viên chính ngành Tòa án; chấp hành viên trung cấp, thẩm tra viên chính thi hành án dân sự; kiểm tra viên chính ngành kiểm sát; trợ giúp viên pháp lý hạng II; thanh tra viên chính ngành tư pháp; chuyên viên chính, pháp chế viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật;
b) Thừa phát lại, luật sư, đấu giá viên đã hành nghề từ đủ 05 năm trở lên;
c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sĩ luật;
d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án; chấp hành viên cao cấp, thẩm tra viên cao cấp thi hành án dân sự; kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; trợ giúp viên pháp lý hạng I; thanh tra viên cao cấp ngành tư pháp; chuyên viên cao cấp, pháp chế viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
...
Theo đó, những đối tượng sau đây có thời gian đào tạo nghề công chứng là 06 tháng:
- Người đã có thời gian từ đủ 05 năm trở lên làm thẩm phán; kiểm sát viên; điều tra viên; thẩm tra viên chính ngành Tòa án; chấp hành viên trung cấp, thẩm tra viên chính thi hành án dân sự; kiểm tra viên chính ngành kiểm sát; trợ giúp viên pháp lý hạng 2; thanh tra viên chính ngành tư pháp; chuyên viên chính, pháp chế viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật;
- Thừa phát lại, luật sư, đấu giá viên đã hành nghề từ đủ 05 năm trở lên;
- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sĩ luật;
- Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án; chấp hành viên cao cấp, thẩm tra viên cao cấp thi hành án dân sự; kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; trợ giúp viên pháp lý hạng 1; thanh tra viên cao cấp ngành tư pháp; chuyên viên cao cấp, pháp chế viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
Như vậy, ngoài các đối tượng trên tất cả các trường hợp còn lại đều phải tham gia đào tạo nghề công chứng là 12 tháng.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên từ ngày 1/7/2025 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Công chứng 2024 quy định như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên
Người có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét bổ nhiệm công chứng viên:
1. Là công dân Việt Nam không quá 70 tuổi;
2. Thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng;
3. Có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;
4. Có thời gian công tác pháp luật từ đủ 03 năm trở lên tại cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;
5. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng;
6. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
Theo đó, tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên áp dụng từ ngày 1/7/2025 như sau:
- Là công dân Việt Nam không quá 70 tuổi;
- Thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng;
- Có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ đủ 03 năm trở lên tại cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
Lưu ý: Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.