Mở cửa xe ô tô gây tai nạn giao thông có thể bị phạt lên tới 22.000.000 đồng từ 2025?
Nội dung chính
Mở cửa xe ô tô gây tai nạn giao thông có thể bị phạt lên tới 22.000.000 đồng từ 2025?
Theo quy định tại điểm q khoản 5 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:
Điều 6. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực
hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[...]
q) Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn.
Điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:
Điều 6. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
10. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Vi phạm quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông: điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1; điểm c khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm n, điểm o, điểm p, khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d khoản 4; điểm c, điểm d, điểm e, điểm h, điểm n, điểm o, điểm q khoản 5; điểm b khoản 7; điểm b, điểm c, điểm d khoản 9 Điều này.
Theo đó, người điều khiển xe ô tô có hành vi mở cửa xe không bảo đảm an toàn mà gây tai nạn giao thông có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng.
Trước đây, theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP mức phạt đối với việc mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn là từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Như vậy, so với quy định cũ thì quy định mới chia ra thành 2 hành vi cụ thể là mở cửa không bảm đảm an toàn và mở cửa không đảm bảo an toàn gây tai nạn giao thông.
Mức phạt đối với hành vi mở cửa không bảm đảm an toàn theo quy định mới cao gấp 10 lần so với quy định cũ. Còn mức phạt đối với hành vi mở cửa không đảm bảo an toàn gây tai nạn giao thông cao hơn gấp 36 đến 50 lần so với quy định cũ.
Mở cửa xe ô tô gây tai nạn giao thông có thể bị phạt lên tới 22.000.000 đồng từ 2025? (Hình từ Internet)
Mở cửa xe gây tai nạn giao thông bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không?
Theo quy định tại khoản 16 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 6. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
15. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 5 Điều này còn bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 12 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 11; khoản 13; khoản 14 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Như vậy, khi thực hiện hành vi mở cửa xe không bảo đảm an toàn gây tai nạn giao thông sẽ không bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
Khoản 16 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 6. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
16. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h, điểm i khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i, điểm k, điểm n, điểm o khoản 5 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b, điểm c, điểm d khoản 9 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm p khoản 5; điểm a, điểm c khoản 7; khoản 8 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 06 điểm;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 9, khoản 10, điểm đ khoản 11 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.
Theo đó, người điều khiển xe ô tô có hành vi mở cửa xe không bảo đảm an toàn mà gây tai nạn giao thông bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.
Mở cửa xe ô tô gây tai nạn giao thông có bị tạm giữ phương tiện giao thông không?
Theo quy định tại điểm a, điểm 0 khoản 1 Điều 48 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 48. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
a) Điểm g khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a khoản 9; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 11; khoản 12; khoản 14 Điều 6;
[...]
o) Các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này thuộc trường hợp thật cần thiết cần phải ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
Như vậy, trường hợp người điều khiển xe ô tô có hành vi mở cửa xe không bảo đảm an toàn mà gây tai nạn giao thông nếu thuộc trường hợp thật cần thiết cần phải ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội thì người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt.