08:05 - 11/11/2024

Đánh giá độc lập chất lượng thống kê nhà nước đến năm 2030 được thực hiện thông qua các bước nào?

Tự đánh giá chất lượng thống kê nhà nước như thế nào? Quy định về đánh giá độc lập chất lượng thống kê? Đánh giá độc lập chất lượng thống kê nhà nước đến năm 2030 được thực hiện thông qua các bước nào?

Nội dung chính

    Tự đánh giá chất lượng thống kê nhà nước như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 22/2022/TT-BKHĐT quy định về tự đánh giá chất lượng thống kê như sau:

    Tự đánh giá chất lượng thống kê

    1. Tự đánh giá chất lượng thống kê là hình thức đánh giá chất lượng thống kê do chính cơ quan thống kê đó thực hiện để đánh giá chất lượng thống kê của cơ quan mình thường xuyên, toàn diện và có hệ thống.

    2. Thủ trưởng cơ quan thống kê có trách nhiệm thực hiện việc tự đánh giá chất lượng thống kê hằng năm của cơ quan mình, trừ năm được đánh giá độc lập chất lượng thống kê.

    3. Gửi báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng thống kê

    a) Cơ quan thống kê Bộ, ngành và cơ quan thống kê cấp tỉnh gửi báo cáo về cơ quan thống kê Trung ương trước ngày 15 tháng 12 hằng năm.

    b) Cơ quan thống kê cấp huyện gửi báo cáo về Cơ quan thống kê cấp tỉnh trước ngày 01 tháng 12 hằng năm.

    Theo đó, tự đánh giá chất lượng thống kê là hình thức đánh giá chất lượng thống kê do chính cơ quan thống kê đó thực hiện để đánh giá chất lượng thống kê của cơ quan mình thường xuyên, toàn diện và có hệ thống. Thủ trưởng cơ quan thống kê có trách nhiệm thực hiện việc tự đánh giá chất lượng thống kê hằng năm của cơ quan mình, trừ năm được đánh giá độc lập chất lượng thống kê.

    Hình từ Internet

    Quy định về đánh giá độc lập chất lượng thống kê?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 22/2022/TT-BKHĐT quy định về đánh giá độc lập chất lượng thống kê như sau:

    Đánh giá độc lập chất lượng thống kê

    1. Đánh giá độc lập chất lượng thống kê là hình thức đánh giá chất lượng thống kê do cơ quan thống kê Trung ương thực hiện thông qua Đoàn đánh giá chất lượng thống kê.

    2. Trách nhiệm của cơ quan thống kê Trung ương

    a) Xây dựng, theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch đánh giá độc lập chất lượng thống kê.

    b) Đánh giá độc lập chất lượng thống kê của hệ thống thống kê nhà nước và các cơ quan thống kê thuộc hệ thống tổ chức thống kê nhà nước.

    c) Thông báo kế hoạch đánh giá độc lập chất lượng thống kê tới cơ quan được đánh giá trước 30 ngày làm việc so với thời điểm bắt đầu tiến hành đánh giá độc lập.

    d) Thành lập Đoàn đánh giá chất lượng thống kê; tổ chức thực hiện đánh giá độc lập chất lượng thống kê đối với cơ quan được đánh giá.

    đ) Biên soạn, công bố báo cáo chất lượng thống kê quốc gia 5 năm một lần.

    3. Trách nhiệm của cơ quan được đánh giá độc lập

    a) Cung cấp đầy đủ hồ sơ, dữ liệu liên quan và các điều kiện cần thiết phục vụ công tác đánh giá độc lập.

    b) Phản hồi bằng văn bản, gửi Đoàn đánh giá chất lượng thống kê trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá độc lập; nêu rõ các ý kiến nhất trí, không nhất trí với bản dự thảo báo cáo đánh giá độc lập; trường hợp không nhất trí nội dung nào phải nêu rõ lý do và kèm theo các tài liệu chứng minh.

    Theo đó, khi đánh giá độc lập chất lượng thống kê cần phải thực hiện theo quy định nêu trên.

    Đánh giá độc lập chất lượng thống kê nhà nước đến năm 2030 được thực hiện thông qua các bước nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 22/2022/TT-BKHĐT quy định các bước đánh giá độc lập chất lượng thống kê như sau:

    Bước 1: Xây dựng và phổ biến kế hoạch tiến hành đánh giá độc lập.

    + Đoàn đánh giá chất lượng thống kê xây dựng kế hoạch tiến hành đánh giá độc lập trình Thủ trưởng cơ quan thống kê Trung ương phê duyệt.

    + Kế hoạch tiến hành đánh giá độc lập phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan thống kê Trung ương, đồng thời gửi đến cơ quan được đánh giá độc lập trước 30 ngày làm việc so với thời điểm bắt đầu tiến hành đánh giá độc lập.

    Bước 2: Nghiên cứu hồ sơ, thu thập thông tin, tài liệu chứng minh phục vụ đánh giá.

    + Nghiên cứu báo cáo tự đánh giá và các tài liệu liên quan của cơ quan được đánh giá.

    + Thu thập, xử lý thông tin, tài liệu chứng minh phục vụ đánh giá.

    Bước 3: Khảo sát sơ bộ tại cơ quan được đánh giá.

    Bước 4:Thực hiện đánh giá chính thức tại cơ quan được đánh giá.

    Bước 5: Dự thảo báo cáo đánh giá độc lập

    + Biên soạn báo cáo đánh giá độc lập.

    + Lấy ý kiến của các thành viên Đoàn đánh giá chất lượng thống kê: Dự thảo báo cáo đánh giá độc lập phải được ít nhất là 2/3 số thành viên của Đoàn đánh giá chất lượng thống kê nhất trí thông qua.

    + Gửi dự thảo báo cáo đánh giá độc lập cho cơ quan được đánh giá. Thời hạn cơ quan được đánh giá có ý kiến phản hồi là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo. Quá thời hạn nêu trên nếu cơ quan được đánh giá không có ý kiến bằng văn bản thì coi như là nhất trí hoàn toàn với dự thảo báo cáo đánh giá.

    Bước 6: Hoàn thiện báo cáo đánh giá độc lập

    + Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của cơ quan được đánh giá, Đoàn đánh giá chất lượng thống kê hoàn thiện dự thảo báo cáo; gửi thông báo cho cơ quan được đánh giá biết những ý kiến đã tiếp thu hoặc bảo lưu. Trường hợp bảo lưu phải nêu rõ lý do.

    + Đoàn đánh giá chất lượng thống kê trình Thủ trưởng cơ quan thống kê Trung ương xem xét, ký duyệt báo cáo.

    Bước 7: Thông báo kết quả đánh giá: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi báo cáo đánh giá được ký duyệt Đoàn đánh giá chất lượng thống kê có trách nhiệm gửi báo cáo cho cơ quan được đánh giá bằng một trong hai hình thức văn bản giấy hoặc file điện tử.

    Thông tư 22/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực từ 01/02/2023.

    Trân trọng!

    22