10:28 - 09/01/2025

Đang trong thời gian bị trục xuất khỏi Việt Nam thì có được về Việt Nam thăm người bệnh hay không?

Đang trong thời gian bị trục xuất khỏi Việt Nam thì có được về Việt Nam thăm người bệnh hay không? Thắc mắc của chị T.N ở Thái Bình.

Nội dung chính

    Cá nhân đang trong thời gian bị trục xuất khỏi Việt Nam thì có được về Việt Nam thăm người bệnh không?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định như sau:

    Các trường hợp chưa cho nhập cảnh
    1. Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này.
    2. Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
    3. Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
    4. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
    5. Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
    6. Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
    7. Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
    8. Vì lý do thiên tai.
    9. Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì trường hợp cá nhân bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực thì chưa cho nhập cảnh vào Việt Nam. Do đó cá nhân đang trong thời gian bị trục xuất khỏi Việt Nam thì chưa được về Việt Nam thăm người bệnh do chưa được nhập cảnh vào Việt Nam.

    Cá nhân đang trong thời gian bị trục xuất khỏi Việt Nam thì có được về Việt Nam thăm người bệnh không? (Hình từ internet)

    Cá nhân đang trong thời gian bị trục xuất khỏi Việt Nam thì có được về Việt Nam thăm người bệnh không? (Hình từ internet)

    Để được nhập cảnh vào Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định như sau:

    Điều kiện nhập cảnh
    1. Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của Luật này.
    Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng;
    b) Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
    2. Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử nhập cảnh phải đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định.”.

    Theo đó, để được nhập cảnh vào Việt Nam thì người nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

    - Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định.

    Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng.

    - Không thuộc các trường hợp sau:

    + Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.

    + Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.

    + Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.

    + Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.

    + Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.

    + Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.

    + Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.

    + Vì lý do thiên tai.

    + Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử nhập cảnh phải đủ các điều kiện nêu trên và nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định

    Người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 142/2021/NĐ-CP, người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có các quyền và nghĩa vụ như sau:

    (1) Quyền:

    - Được biết lý do bị trục xuất, nhận quyết định trục xuất chậm nhất 48 giờ trước khi thi hành;

    - Được yêu cầu có người phiên dịch khi làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền;

    - Được thực hiện các chế độ quy định tại Nghị định 65/2020/NĐ-CP;

    - Được mang theo tài sản hợp pháp của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

    - Được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

    (2) Nghĩa vụ:

    - Thực hiện đầy đủ các quy định ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;

    - Xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;

    - Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý của cơ quan Công an trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

    - Nhanh chóng chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật (nếu có);

    - Hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.

    59
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ