Công ty không chi trả trợ cấp thôi việc là đúng hay sai?
Nội dung chính
Công ty không chi trả trợ cấp thôi việc là đúng hay sai?
Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 thì khi hợp đồng lao động sẽ bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên:
- Hết hạn hợp đồng lao động (trừ trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ).
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
- ...
(Xem nội dung đầy đủ được quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2012)
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp người lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động mà có thời gian làm việc cho người sử dụng lao động đó thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.
Trong đó, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Còn tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2014 thì tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật.
Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì có thể thấy công ty mẹ, công ty con là các pháp nhân độc lập, có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập với nhau theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm quy định của pháp luật về lao động được quy định cụ thể tại Bộ luật lao động 2012 và các quy định pháp luật khác hướng dẫn liên quan.
Đồng nghĩa, có thể xác định rằng các công ty con dù có hạch toán phụ thuộc hay không hạch toán phụ thuộc công ty mẹ đều bình đẳng với công ty mẹ như các doanh nghiệp độc lập khác trong việc sử dụng lao động, giao kết hợp đồng lao động và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Do đó: Trường hợp người lao động làm việc chông công ty con mà thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với công ty con theo đúng quy định của pháp luật thì công ty con có trách nhiệm phải chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đó theo quy định của pháp luật về lao động.
Mà theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn làm việc cho công ty A là công ty con hoạch toán phụ thuộc của công ty mẹ là công ty AB, sau này tôi thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với công ty A để chuyển sang làm việc cho công ty B cũng là công ty con hoạch toán phụ thuộc của công ty mẹ là công ty AB.
Qua đó, có thể thấy bạn đã thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với công ty A, nên công ty A có trách nhiệm phải chi trả trợ cấp thôi việc cho bạn theo quy định của pháp luật về lao động nếu bạn đã làm việc cho công ty A thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.
Việc công ty A không chi trả trợ cấp thôi việc cho bạn với lý do bạn chấm dứt hợp đồng lao động với công ty A để chuyển sang làm việc cho công ty B cũng là công ty con hoạch toán phụ thuộc của công ty mẹ là công ty AB, và khi nào bạn chấm dứt hoàn toàn hợp đồng với các đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty AB thì mới trợ cấp thôi việc cho là không phù hợp với các quy định của pháp luật.
Do đó: Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể khiếu nại đến Ban giám đốc của công ty A để yêu cầu công ty A giải quyết chi trả trợ cấp thôi việc cho bạn theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không được công ty A giải quyết hoặc công ty A có giải quyết nhưng không giải quyết không thỏa đáng thì bạn có thể Khiếu nại đến Chánh Thanh tra thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân nơi công ty A đặt trụ sở chính để được giải quyết theo thẩm quyền.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.