Công tác giải quyết và xét xử trong ngành Tòa án cần ra sao để được xem xét khen thưởng đột xuất theo pháp luật hiện hành?
Nội dung chính
Công tác giải quyết và xét xử trong ngành Tòa án cần ra sao để được xem xét khen thưởng đột xuất theo pháp luật hiện hành?
Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Quy chế khen thưởng đột xuất trong Tóa án Nhân dân (Ban hành kèm theo Quyết định 170/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2021) quy định như sau:
Các tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc đột xuất một trong các lĩnh vực công tác sau đây (được lãnh đạo cấp có thẩm quyền ghi nhận và trực tiếp đề nghị) thì có thể được xem xét, đề nghị khen thưởng:
Công tác giải quyết, xét xử:
+ Giải quyết, xét xử kịp thời các vụ án lớn, án điểm, án tham nhũng, liên quan đến chức vụ, dịch bệnh... đặc biệt nghiêm trọng (dư luận xã hội quan tâm, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực tiếp chỉ đạo), đảm bảo chất lượng theo quy định.
Trong trường hợp cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều thống nhất đường lối giải quyết, xét xử đúng quy định pháp luật (vụ án có hiệu lực pháp luật mà không bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm) thì cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm có thể được đề nghị xem xét khen thưởng đột xuất (nhưng cấp phúc thẩm sẽ đề nghị hình thức khen thưởng thấp hơn một mức hạng so với cấp sơ thẩm).
+ Có tỷ lệ giải quyết, xét xử các loại vụ, việc trong năm vượt chỉ tiêu định mức cao nhất theo quy định của Tòa án nhân dân tối cao; đồng thời, đảm bảo chất lượng không có vụ án nào bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan.
+ Vượt chỉ tiêu định mức cao nhất trong việc thực hiện 14 giải pháp nâng cao chất lượng xét xử theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
+ Có từ 02 bản án, quyết định (đã có hiệu lực pháp luật) trở lên trong năm được lựa chọn phát triển thành án lệ.