Thứ 3, Ngày 29/10/2024
15:52 - 10/10/2024

Công chức, viên chức ngành kiểm sát nhân dân vi phạm công tác lãnh đạo, quản lý thì bị xử lý kỷ luật như thế nào?

Xử lý kỷ luật công chức, viên chức ngành kiểm sát nhân dân vi phạm công tác lãnh đạo, quản lý như thế nào? Có một trong những vi phạm nào thì có thể kỷ luật bằng hình thức giáng chức?

Nội dung chính

    Xử lý kỷ luật công chức, viên chức ngành kiểm sát nhân dân vi phạm công tác lãnh đạo, quản lý như thế nào?

    Xử lý kỷ luật công chức, viên chức ngành kiểm sát nhân dân vi phạm công tác lãnh đạo, quản lý được quy định tại Điều 7 Quy định về xử lý kỷ luật trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 183/QĐ-VKSTC-T1 năm 2016, cụ thể: 

    1. Người có một trong những vi phạm sau đây, gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
    a) Cố ý không kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy chế, quy định, chỉ thị, quyết định, kết luận, hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên, để mặc cấp dưới thực hiện hoặc quyết định sai;
    b) Cấp dưới đã báo cáo, xin chỉ đạo những vấn đề thuộc thẩm quyền bằng văn bản nhưng cố ý không giải quyết theo quy định;
    c) Vi phạm các quy chế, quy định khác của Ngành về công tác lãnh đạo, quản lý.
    2. Người có một trong những vi phạm sau đây thì có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc hạ bậc lương:
    a) Bao che cho cấp dưới hoặc người được mình ủy quyền làm trái quy định;
    b) Cố ý chỉ đạo trái thẩm quyền, không đúng căn cứ pháp luật đối với cấp dưới;
    c) Cố ý không báo cáo hoặc báo cáo sai sự thật với cấp có thẩm quyền về hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật;
    d) Vi phạm một trong những quy định tại khoản 1 Điều này nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    3. Người có một trong những vi phạm sau đây thì có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức, cách chức hoặc buộc thôi việc:
    a) Trong 02 năm liên tục để đơn vị không hoàn thành từ 50% số chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả công tác nghiệp vụ trong Ngành trở lên;
    b) Bố trí bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ (chồng), vợ (chồng), con, anh chị em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và làm những công việc trong cơ quan, đơn vị do mình trực tiếp phụ trách trái quy định, đã được người có thẩm quyền yêu cầu thực hiện đúng nhưng vẫn tiếp tục vi phạm;
    c) Xúi giục, giúp sức cho hành vi vi phạm của cấp dưới;
    d) Vi phạm một trong những quy định tại khoản 2 Điều này nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    Trên đây là tư vấn về xử lý kỷ luật công chức, viên chức ngành kiểm sát nhân dân vi phạm công tác lãnh đạo, quản lý. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 183/QĐ-VKSTC-T1 năm 2016. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.