11:24 - 18/12/2024

Cơ sở dữ liệu là gì? Đặc điểm môn tin học theo Chương trình giáo dục 2018 theo quy định mới nhất là gì?

Cơ sở dữ liệu là gì? Đặc điểm môn tin học theo Chương trình giáo dục 2018 theo quy định mới nhất là gì?

Nội dung chính

    Cơ sở dữ liệu là gì? Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì?

    - Bài toán quản lí là bài toán phổ biến trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Một xã hội càng văn minh thì trình độ quản lí các tổ chức hoạt động trong xã hội đó càng cao.Việc lưu trữ và xử lí thông tin một cách chính xác, kịp thời chiếm vị trí quan trọng trong quản lí, điều hành của mọi tổ chức.

    - Máy tính điện tử ra đời và phát triển đã trở thành một công cụ có khả năng lưu trữ dữ liệu khổng lồ, tốc độ truy xuất và xử lí dữ liệu rất nhanh. Do vậy, cần thiết phải tạo lập được các phương thức mô tả, các cấu trúc dữ liệu để có thể sử dụng máy tính trợ giúp đắc lực cho con người trong việc lưu trữ và khai thác thông tin.

    => Cơ sở dữ liệu (CSDL) và hệ quản trị cơ sở dữ liệu (hệ QTCSDL) ra đời và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đó.

    Một cơ sở dữ liệu (Database) là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó (như một trường học, một ngân hàng, một công ti, một nhà máy,...), được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau.

    - Hiện nay, việc ứng dụng CSDL trong hầu hết các hoạt động xã hội trở nên phổ biến, quen thuộc.

    - Để quản lí tốt và phục vụ người đọc một cách thuận lợi, hầu hết các thư viện ngày nay đều có CSDL. Thông qua việc tra cứu hồ sơ sách lưu trữ trong CSDL trên máy tính, người đọc có thể biết được thông tin về những cuốn sách thuộc phạm vi quan tâm, cần mượn. Nhờ khai thác CSDL của thư viện, người đọc còn có thể biết được nhiều thông tin khác, chẳng hạn thư viện có bao nhiêu đầu sách, những loại sách và lĩnh vực nào đang thu hút sự quan tâm của bạn đọc....

    - Cùng với sự phát triển nhanh chóng của mạng Internet, từ những năm cuối của thế kỉ XX, số người truy cập và khai thác thông tin từ các cơ sở dữ liệu cũng tăng lên rất nhanh. Qua các trang web, người ta có thể xem kết quả thi đại học, đăng kí các khoá học ở các trường, xem số tiền còn trong tài khoản của mình ở ngân hàng, xem và mua sách trong cửa hàng bán sách trên mạng, tìm hiểu chi tiết về một số mặt hàng nào đó,... Tất cả các công việc này đều được thực hiện nhờ có các CSDL thích hợp.

    - Kết xuất thông tin từ các CSDL không chỉ phục vụ kịp thời, chính xác công việc quản lí, điều hành nói riêng và việc lưu trữ, khai thác thông tin nói chung mà còn ngày càng trở thành một công việc thường xuyên nhằm đáp ứng, thoả mãn nhu cầu của mỗi người.

    - Để tạo lập, lưu trữ và cho phép nhiều người có thể khai thác được CSDL, cần có hệ thống các chương trình cho phép người dùng giao tiếp với CSDL. Những hệ thống này đã làm ẩn đi những chi tiết kĩ thuật phức tạp và làm đơn giản những tương tác của người dùng với máy tính.

    Phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập. lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL được gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System).

    Người ta thường dùng thuật ngữ hệ cơ sở dữ liệu để chỉ một CSDL cùng với hệ QTCSDL quản trị và khai thác CSDL đó.

    Ngoài ra, còn có các phần mềm ứng dụng được xây dựng dựa trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu để việc khai thác CSDL trở nên thuận tiện hơn, đáp ứng các yêu cầu đa dạng của người dùng

    Để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính cần phải có:

    - Cơ sở dữ liệu

    - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

    - Các thiết bị vật lý (Máy tính, đĩa cứng, mạng...)

    Cơ sở dữ liệu là gì? Đặc điểm môn tin học theo Chương trình giáo dục 2018 theo quy định mới nhất là gì?

    Cơ sở dữ liệu là gì? Đặc điểm môn tin học theo Chương trình giáo dục 2018 theo quy định mới nhất là gì?

    Có bao nhiêu mức thể hiện của cơ sở dữ liệu?

    - Để lưu trữ và khai thác thông tin một cách hiệu quả, các hệ CSDL được xây dựng và bảo trì dựa trên nhiều yếu tố kĩ thuật của máy tính. Tuy nhiên, muốn phục vụ cho nhiều người dùng, các hệ CSDL phải được thiết kế sao cho, bằng những tương tác đơn giản với hệ thống, người dùng có thể khai thác thông tin mà không cần biết đến những chi tiết kĩ thuật phức tạp.

    - Như vậy, yêu cầu mức hiểu chi tiết về CSDL là khác nhau giữa những nhóm người làm việc với hệ CSDL trong những vai trò khác nhau.

    - Có ba mức hiểu CSDL là:

    + Mức vật lí

    + Mức khái niệm

    + Mức khung nhìn.

    Đặc điểm môn tin học theo Chương trình giáo dục 2018 là gì?

    Tại Chương trình môn Tin học ban hành kèm theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ đặc điểm môn tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:

    Giáo dục tin học đóng vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư và toàn cầu hoá. Tin học có ảnh hưởng lớn đến cách sống, cách suy nghĩ và hành động của con người, là công cụ hiệu quả hỗ trợ biến việc học thành tự học suốt đời.

    Môn Tin học giúp học sinh thích ứng và hoà nhập được với xã hội hiện đại, hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tin học để học tập, làm việc và nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Nội dung môn Tin học phát triển ba mạch kiến thức hoà quyện: Học vấn số hoá phổ thông (DL), Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), Khoa học máy tính (CS) và được phân chia theo hai giai đoạn:

    - Giai đoạn giáo dục cơ bản:

    + Môn Tin học giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng sử dụng công cụ kĩ thuật số, làm quen và sử dụng Internet; bước đầu hình thành và phát triển tư duy giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của máy tính và hệ thống máy tính; hiểu và tuân theo các nguyên tắc cơ bản trong trao đổi và chia sẻ thông tin.

    + Ở cấp tiểu học, chủ yếu học sinh học sử dụng các phần mềm đơn giản hỗ trợ học tập và sử dụng thiết bị tin học tuân theo các nguyên tắc giữ gìn sức khoẻ, đồng thời bước đầu được hình thành tư duy giải quyết vấn đề có sự hỗ trợ của máy tính.

    + Ở cấp trung học cơ sở, học sinh học cách sử dụng, khai thác các phần mềm thông dụng để làm ra sản phẩm số phục vụ học tập và đời sống; thực hành phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo với sự hỗ trợ của công cụ và các hệ thống tự động hoá của công nghệ kĩ thuật số; học cách tổ chức lưu trữ, quản lí, tra cứu và tìm kiếm dữ liệu số, đánh giá và lựa chọn thông tin.

    - Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp:

    + Môn Tin học có sự phân hoá sâu. Tuỳ theo sở thích và dự định về nghề nghiệp trong tương lai, học sinh lựa chọn một trong hai định hướng: Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính.

    + Hai định hướng có chung một số chủ đề con và mỗi định hướng này còn có những chủ đề con riêng.

    + Định hướng Tin học ứng dụng đáp ứng nhu cầu sử dụng máy tính như một công cụ của công nghệ kĩ thuật số trong cuộc sống, học tập và làm việc, đem lại sự thích ứng và khả năng phát triển dịch vụ trong xã hội số.

    + Định hướng Khoa học máy tính đáp ứng mục đích bước đầu tìm hiểu nguyên lí hoạt động của hệ thống máy tính, phát triển tư duy máy tính, khả năng tìm tòi, khám phá các hệ thống tin học, phát triển ứng dụng trên hệ thống máy tính.

    + Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, học sinh có thể chọn một số chuyên đề học tập tuỳ theo sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp. Những chuyên đề thuộc định hướng Tin học ứng dụng nhằm tăng cường thực hành ứng dụng, giúp học sinh thành thạo hơn trong sử dụng các phần mềm thiết yếu, làm ra sản phẩm số thiết thực cho học tập và cuộc sống. Những chuyên đề thuộc định hướng Khoa học máy tính nhằm giới thiệu lập trình điều khiển robot giáo dục, kĩ thuật thiết kế thuật toán, một số cấu trúc dữ liệu và một số nguyên tắc thiết kế mạng máy tính.Giáo dục tin học đóng vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư và toàn cầu hoá. Tin học có ảnh hưởng lớn đến cách sống, cách suy nghĩ và hành động của con người, là công cụ hiệu quả hỗ trợ biến việc học thành tự học suốt đời.

    + Môn Tin học giúp học sinh thích ứng và hoà nhập được với xã hội hiện đại, hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tin học để học tập, làm việc và nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    + Nội dung môn Tin học phát triển ba mạch kiến thức hoà quyện: Học vấn số hoá phổ thông (DL), Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), Khoa học máy tính (CS) và được phân chia theo hai giai đoạn:

    - Giai đoạn giáo dục cơ bản:

    + Môn Tin học giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng sử dụng công cụ kĩ thuật số, làm quen và sử dụng Internet; bước đầu hình thành và phát triển tư duy giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của máy tính và hệ thống máy tính; hiểu và tuân theo các nguyên tắc cơ bản trong trao đổi và chia sẻ thông tin.

    + Ở cấp tiểu học, chủ yếu học sinh học sử dụng các phần mềm đơn giản hỗ trợ học tập và sử dụng thiết bị tin học tuân theo các nguyên tắc giữ gìn sức khoẻ, đồng thời bước đầu được hình thành tư duy giải quyết vấn đề có sự hỗ trợ của máy tính.

    + Ở cấp trung học cơ sở, học sinh học cách sử dụng, khai thác các phần mềm thông dụng để làm ra sản phẩm số phục vụ học tập và đời sống; thực hành phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo với sự hỗ trợ của công cụ và các hệ thống tự động hoá của công nghệ kĩ thuật số; học cách tổ chức lưu trữ, quản lí, tra cứu và tìm kiếm dữ liệu số, đánh giá và lựa chọn thông tin.

    - Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp:

    + Môn Tin học có sự phân hoá sâu. Tuỳ theo sở thích và dự định về nghề nghiệp trong tương lai, học sinh lựa chọn một trong hai định hướng: Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính.

    + Hai định hướng có chung một số chủ đề con và mỗi định hướng này còn có những chủ đề con riêng.

    + Định hướng Tin học ứng dụng đáp ứng nhu cầu sử dụng máy tính như một công cụ của công nghệ kĩ thuật số trong cuộc sống, học tập và làm việc, đem lại sự thích ứng và khả năng phát triển dịch vụ trong xã hội số.

    + Định hướng Khoa học máy tính đáp ứng mục đích bước đầu tìm hiểu nguyên lí hoạt động của hệ thống máy tính, phát triển tư duy máy tính, khả năng tìm tòi, khám phá các hệ thống tin học, phát triển ứng dụng trên hệ thống máy tính.

    + Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, học sinh có thể chọn một số chuyên đề học tập tuỳ theo sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp. Những chuyên đề thuộc định hướng Tin học ứng dụng nhằm tăng cường thực hành ứng dụng, giúp học sinh thành thạo hơn trong sử dụng các phần mềm thiết yếu, làm ra sản phẩm số thiết thực cho học tập và cuộc sống. Những chuyên đề thuộc định hướng Khoa học máy tính nhằm giới thiệu lập trình điều khiển robot giáo dục, kĩ thuật thiết kế thuật toán, một số cấu trúc dữ liệu và một số nguyên tắc thiết kế mạng máy tính.

    Lưu ý: Lộ trình áp dụng chương trình giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:

    - Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

    - Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.

    - Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

    - Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

    - Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

    2