10:55 - 18/12/2024

Biện pháp tu từ là gì? Có bao nhiêu biện pháp tu từ? Các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ?

Biện pháp tu từ là gì? Có bao nhiêu biện pháp tu từ? Các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ? Các biện pháp tu từ

Nội dung chính


    Biện pháp tu từ là gì? Có bao nhiêu biện pháp tu từ?

    Biện pháp tu từ là một trong những biện pháp nghệ thuật hay được sử dụng trong các tác phẩm văn học.

    Sử dụng các biện pháp tu từ để có thể dễ dàng hơn trong việc truyền đạt suy nghĩ, cảm xúc về mỗi sự vật, sự việc đến bạn đọc một cách dễ dàng và sinh động hơn.

    Các biện pháp tu từ bao gồm:

    Biện pháp tu từ chính:

    - Biện pháp tu từ từ vựng:

    + Biện pháp so sánh;

    + Biện pháp ẩn dụ;

    + Biện pháp hoán dụ;

    + Biện pháp nhân hóa;

    + Biện pháp điệp ngữ;

    + Biện pháp nói giảm - nói tránh;

    + Biện pháp nói quá;

    + Biện pháp liệt kê;

    + Biện pháp chơi chữ.

    - Biện pháp tu từ cú pháp:

    + Đảo ngữ;

    + Điệp cấu trúc;

    + Chêm xen;

    + Câu hỏi tu từ;

    + Phép đối.

    Ngoài ra còn có một số biện pháp tu từ khác.

    Biện pháp tu từ là gì? Có bao nhiêu biện pháp tu từ? Các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ?

    Biện pháp tu từ là gì? Có bao nhiêu biện pháp tu từ? Các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ?

    Các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ?

    Biện pháp tu từ có một vai trò đặc biệt. Việc sử dụng biện pháp tu từ giúp thể hiện hình ảnh, sự vật, sự việc được hình dung mộ cách rõ ràng, sinh động hơn. Mỗi loại biện pháp tu từ khác nhau sẽ mang đến những tác dụng khác nhau khi tác giả sử dụng.

    Dưới đây là các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ thường gặp nhất:

    (1) Biện pháp tu từ so sánh

    - Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

    - Tác dụng: Việc sử dụng biện pháp so sánh giúp cho hình ảnh được miêu tả sinh động hơn, giúp người đọc dễ dàng hiểu, tưởng tượng và hình dung rõ nét hơn về hình ảnh đang nói đến.

    Ví dụ:

    “Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

    Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

    Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

    Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

    [Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên]

    (2) Biện pháp nhân hóa

    - Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

    - Tác dụng: Làm cho những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và suy nghĩ sống động hơn.

    Ví dụ

    Sông Đuống trôi đi

    Một dòng lấp lánh

    Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì

    [Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]

    (3) Biện pháp ẩn dụ

    - Khái niệm: Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

    Ẩn dụ có 04 loại: Ẩn dụ hình thức; Ẩn dụ cách thức; Ẩn dụ phẩm chất; Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

    - Tác dụng: có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm.

    * Lưu ý: cần phân biệt biện pháp ẩn dụ và so sánh:

    Biện pháp ẩn dụ khác với biện pháp so sánh ở chỗ, ẩn du còn được coi là so sánh ngầm. So sánh thường có các dấu hiệu dễ dàng nhận biết hơn, còn ẩn dụ thì không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật, sự việc được nêu ra.

    Ví dụ:

    Ơi con chim chiền chiện

    Hót chi mà vang trời

    Từng giọt long lanh rơi

    Tôi đưa tay tôi hứng

    [Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải]


    (4) Biện pháp hoán dụ.

    - Khái niệm: Hoán dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

    - Có 04 hình thức hoán dụ, gồm:

    + Lấy bộ phận chỉ cái toàn thể;

    + Lấy sự vật chứa đựng gọi sự vật bị chứa đưng;

    + Lấy dấu hiệu, đặc điểm của sự vật chỉ các sự vật;

    + Lấy cái cụ thể chỉ cái trừu tương, vô hình.

    - Tác dụng: Biện pháp hoán dụ có tác dụng tăng sức gọi hình, gợi cảm cho việc diễn tả sự vật, sự việc được nói đến trong thơ, văn.

    Ví dụ:

    Đầu xanh có tội tình gì

    Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”

    [Truyện Kiều - Nguyễn Du]


    (5) Biện pháp nói quá

    - Khái niệm: Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

    - Tác dụng: Biện pháp hoán dụ có tác dụng tăng sức gọi hình, gợi cảm cho việc diễn tả sự vật, sự việc được nói đến trong thơ, văn.

    Ví dụ:

    “Độc ác thay, trúc Nam sơn không ghi hết tội

    Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa sạch mùi

    [Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi]

    (6) Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh

    - Khái niệm: là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

    Ví dụ

    “Bác đã đi rồi sao Bác ơi!”

    [Bác ơi – Tố Hữu]

    (7) Biện pháp Điệp từ

    - Khái niệm: Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.

    Ví dụ:

    Tre giữ làng,giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

    [Cây tre Việt Nam – Thép Mới]

    (8) Biện pháp liệt kê

    - Khái niệm: Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

    “Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng

    Em đã sống lại rồi, em đã sống!

    Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

    Không giết được em, người con gái anh hùng!”

    [Người con gái anh hùng – Trần Thị Lý]

    Yêu cầu về nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ đối với học sinh như thế nào?

    Tại chương trình Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu về nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ đối với học sinh như sau:

    - Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5: biết tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh.

    - Đối với học sinh lớp 6 và lớp 7: biết các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh).

    - Đối với lớp 8 và lớp 9: hiểu được các biện pháp tu từ như điệp ngữ, chơi chữ, nói mỉa, nghịch ngữ).

    2