Biện pháp ẩn dụ là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ như thế nào? Một số hình thức về ẩn dụ thường gặp?
Nội dung chính
Biện pháp ẩn dụ là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ như thế nào?
Biện pháp ẩn dụ
- Khái niệm: Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ẩn dụ có 04 loại: Ẩn dụ hình thức; Ẩn dụ cách thức; Ẩn dụ phẩm chất; Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
- Tác dụng: có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm.
+ Thông quan biện pháp ẩn dụ, tác giả, người viết bộc lộ những tình cảm, cảm xúc hoặc thái độ đối với đối tượng một cách kín đáo, tế nhị nhưng vẫn thể hiện sự sâu sắc.
+ Ẩn dụ còn có tác dụng tạo nên những hình ảnh nghệ thuật, khiến người đọc hình dung các hình ảnh mà tác giả muốn miêu tả đến một cách sống động và sáng tạo nhất.
+ Phép tu từ ẩn dụ còn thể hiện khả năng nhận thức một cách phong phú, chính xác và có chiều sâu của người sử dụng về các sự vật, sự việc, hiện tượng hay cả mối quan hệ giữa chúng
* Lưu ý: cần phân biệt biện pháp ẩn dụ và so sánh:
Biện pháp ẩn dụ khác với biện pháp so sánh ở chỗ, ẩn du còn được coi là so sánh ngầm. So sánh thường có các dấu hiệu dễ dàng nhận biết hơn, còn ẩn dụ thì không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật, sự việc được nêu ra.
Ví dụ:
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
[Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải]
Biện pháp ẩn dụ là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ như thế nào? Một số hình thức về ẩn dụ thường gặp?
Một số hình thức về ẩn dụ thường gặp?
Dưới đây là một số hình thức về ẩn dụ thường gặp:
(1) Ẩn dụ hình thức
Hình thức ẩn dụ này được sử dụng với mục đích là giấu đi một phần ý nghĩa của sự vật hoặc sự việc mà từ đó biểu thị.
Ví dụ ẩn dụ hình thức qua câu thơ:
“Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.”
Trích Về thăm nhà bác
Trong ví dụ trên, tác giả đã sử dụng hình thức ẩn dụ cách thức thông qua từ “thắp” để ám chỉ hình ảnh “nở hoa” (cụ thể là nói về hoa râm bụt nở hoa).
(2) Ẩn dụ phẩm chất
Hình thức ẩn dụ này được sử dụng đúng theo tên gọi, sử dụng phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng để nói về phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác thông qua những nét tương đồng của phẩm chất của các sự vật, hiện tượng đó.
Ví dụ hình thức ẩn dụ phẩm chất:
“Mẹ tôi mái tóc bạc,
mẹ tôi lưng đã còng… ”
Thay vì cách nói tuổi của mẹ đã già, người viết đã có thể sử dụng ẩn dụ phẩm chất bằng cách sử dụng hình ảnh mái tóc bạc và hình ảnh lưng đã còng để nói về người mẹ đã có tuổi.
(3) Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là phương pháp sử dụng hình ảnh của sự vật, hiện tượng thông qua giác quan này nhưng khi miêu tả hay diễn đạt lại mang tính chất hay đặc điểm của sự vật, sự việc lại thông qua cách sử dụng từ ngữ để diễn tả giác quan khác.
Ví dụ về hình thức ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
“Trời hôm nay nắng giòn tan.”
Hình thức ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng trong trường hợp này. Mục đích của hình thức này được sử dụng để diễn tả cái năng chói trang, có thể khiến mọi vật khô nhanh chóng đến mức giòn tan. Trong hình thức này, tác giả đã sử dụng giác quan về thị giác (mắt) để cảm nhận về ánh nắng, nhưng khi miêu tả tính chất của cái nắng lại sử dụng từ “giòn tan” – từ được sử dụng cho các hình thức vị giác (nếm) và xúc giác (sờ).
(4) Ẩn dụ cách thức
Ẩn dụ cách thức là loại ẩn dụ có nhiều cách để thể hiện một vấn đề. Vì thế, người diễn đạt sẽ đưa hàm ý vào câu nói.
Ví dụ ẩn dụ cách thức: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Kẻ trồng cây: Đây là chỉ những con người lao động, đồng thời có ý nghĩa muốn nhắc nhở chúng ta phải nhớ đến những người lao động đã tạo ra thành quả để chúng ta sử dụng.
Yêu cầu về nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ đối với học sinh như thế nào?
Tại chương trình Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu về nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ đối với học sinh như sau:
- Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5: biết tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh.
- Đối với học sinh lớp 6 và lớp 7: biết các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh).
- Đối với lớp 8 và lớp 9: hiểu được các biện pháp tu từ như điệp ngữ, chơi chữ, nói mỉa, nghịch ngữ).
Khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 như thế nào?
Tại Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 về khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên có nêu rõ khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 như sau:
- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
- Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2023.
- Kết thúc học kỳ I trước ngày 15 tháng 01 năm 2024, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25 tháng 5 năm 2024 và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2024.
- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.
- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2024.
- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các kỳ thi cấp quốc gia theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.