15:21 - 27/09/2024

Cơ sở bán lẻ thuốc hiện nay thực hiện quy trình sắp xếp thuốc như thế nào?

Theo quy định hiện nay, cơ sở bán lẻ thuốc thuộc áp dụng quy trình sắp xếp thuốc như thế nào?

Nội dung chính

    Căn cứ Tiết 4.2.2 Tiểu mục 4.2 Mục 5.2.D Chương V Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc (Ban hành kèm theo Quyết định 696/QĐ-QLD năm 2021) quy định về quy trình sắp xếp thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc như sau:

    Nguyên tắc

    Sắp xếp theo nguyên tắc FIFO (First In First Out: thuốc nhập trước xuất trước) và FEFO (First Expire First Out: hết hạn dùng trước xuất trước)

    Gọn gàng, ngay ngắn, có thẩm mỹ, không xếp lẫn lộn giữa các mặt hàng...

    Nhãn hàng (chữ, số, hình ảnh...) trên các bao bì: Quay ra ngoài, thuận chiều nhìn của khách hàng.

    Các mặt hàng dễ vỡ như chai, lọ, ống tiêm truyền... không xếp chồng lên nhau

    Hàng hóa nhập về nhà thuốc phân loại và sắp xếp theo các thứ tự sau:

    + Phân loại theo từng ngành hàng

    - Có khu vực riêng cho các sản phẩm không phải là thuốc: Thực phẩm chức năng, Mỹ phẩm, Dụng cụ y tế.

    Lưu ý phân biệt thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng:

    + Thuốc có số đăng ký do Cục quản lý dược Việt Nam cấp thường có ký hiệu: VN..., VD., VS…, QLSP…, GPNK…, …/QLD-KD, QLĐB….

    + Thực phẩm chức năng có số đăng ký do Cục An toàn thực phẩm cấp thường có ký hiệu: (số thứ tự)/ (năm cấp)/ATTP-TNCB và (số thứ tự)/(năm cấp)/ATTP-XNCB. Ngoài ra thường có thêm dòng chữ “Thực phẩm bổ sung” ; “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”, “Thực phẩm dinh dưỡng y học” “Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”

    Thực phẩm chức năng có số đăng ký do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố cấp có ký hiệu: (số thứ tự)/ (năm cấp)/YT + tên viết tắt tỉnh, thành phố -TNCB và (số thứ tự)/ (năm cấp)/YT + tên viết tắt tỉnh, thành phố -XNCB.

    + Mỹ phẩm có số đăng ký (số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm) có ký hiệu: (số thứ tự)/ (năm cấp)/CBMP - ký hiệu viết tắt tên tỉnh, thành phố, Ban Quản lý Khu kinh tế hoặc Cục Quản lý dược (QLD)

    + Phân loại thuốc theo mức độ quản lý (thuốc phải kiểm soát đặc biệt, thuốc hạn chế bán lẻ)

    - Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần/tiền chất phải bảo quản trong tủ riêng hoặc ngăn riêng có khóa chắc chắn

    - Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện hoặc chứa dược chất hướng thần/tiền chất dùng làm thuốc để ở khu vực riêng

    - Thuốc độc, thuốc thuộc danh mục thuốc cấm sử dụng trong một số ngành lĩnh vực, thuốc hạn chế bán lẻ để ở khu vực riêng

    + Phân loại thuốc theo điều kiên bảo quản

    Các điều kiện bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải tuân thủ theo đúng thông tin trên nhãn đã được phê duyệt hoặc công bố theo quy định.

    Trừ khi có các yêu cầu đặc biệt khác (ví dụ: duy trì liên tục việc bảo quản lạnh), chỉ chấp nhận việc bảo quản nằm ngoài quy định trên trong các quãng thời gian ngắn, ví dụ khi vận chuyển cục bộ trong kho.

    (1) Bảo quản điều kiện thường:

    Bảo quản trong môi trường khô (độ ẩm 75%), ở nhiệt độ từ 15-30°C. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tại một số thời điểm trong ngày, nhiệt độ có thể trên 30°C nhưng không vượt quá 32°C và độ ẩm không vượt quá 80%. Phải thoáng khí, tránh ảnh hưởng từ các mùi, các yếu tố gây tạp nhiễm và ánh sáng mạnh.

    Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản thì bảo quản ở điều kiện thường.

    (2) Điều kiện bảo quản đặc biệt: Bao gồm các trường hợp có yêu cầu bảo quản khác với bảo quản ở điều kiện thường.

    (3) Hướng dẫn về điều kiện bảo quản cụ thể:

    Thông tin trên nhãn Yêu cầu về điều kiện bảo quản

    “Không bảo quản quá 30 °C” : từ +2 °C đến +30 °C

    “Không bảo quản quá 25 °C”: từ +2 °C đến +25 °C

    “Không bảo quản quá 15 °C”: từ +2 °C đến +15 °C

    “Không bảo quản quá 8 °C”: từ +2 °C đến +8 °C

    “Không bảo quản dưới 8 °C”: từ +8 °C đến +25 °C

    “Bảo quản lạnh”: từ +2 °C đến +8 °C

    “Bảo quản mát”: từ +8 °C đến +15 °C

    “Khô”, “Tránh ẩm”: không quá 75% độ ẩm tương đối trong điều kiện bảo quản thường; hoặc với điều kiện được chứa trong bao bì chống thấm đến tận tay người bệnh.

    “Tránh ánh sáng”: Bảo quản trong bao bì tránh ánh sáng đến tận tay người bệnh.

    + Phân loại thuốc theo tác dụng dược lý và thuốc kê đơn/thuốc không kê đơn

    Tra trong danh mục thuốc không kê đơn. Các thuốc có thành phần hoạt chất, dạng bào chế, nồng độ hàm lượng nằm trong “Danh mục thuốc không kê đơn” là thuốc không kê đơn. Còn lại là thuốc kê đơn.

    Thuốc sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý của thuốc. Các nhóm thuốc kê đơn có khu vực riêng, các nhóm thuốc không kê đơn có khu vực riêng. Đối với các nhóm thuốc vừa có thuốc kê đơn và không kê đơn như: thuốc dùng ngoài, thuốc tra mắt, thuốc nhỏ mũi…thì nên bố trí các nhóm này ở khu vực riêng và sắp riêng thuốc kê đơn và không kê đơn ở trong cùng một ngăn tủ.

    Trân trọng!

    106