Giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân đào tạo các trình độ nào?
Nội dung chính
Giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân đào tạo các trình độ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Hệ thống giáo dục quốc dân
1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
...
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người học, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Như vậy, giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định pháp luật.
Giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân đào tạo các trình độ nào? (Hình từ internet)
Các môn học chung bắt buộc trong chương trình đào tạo trung cấp, cao đẳng giáo dục nghề nghiệp có số tín chỉ là bao nhiêu?
Căn cứ theo Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH thì số tín chỉ quy định đối với các môn học chung bắt buộc như sau:
Như vậy các môn chung bắt buộc là Tiếng Anh, Tin học, Giáo dục chính trị; Pháp luật; Giáo dục Quốc phòng và An ninh và Giáo dục thể chất yêu cầu số lượng tín chỉ khác nhau đối với từng trình độ đào tạo.
Chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong giáo dục nghề nghiệp có cấu trúc thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định cấu trúc của chương trình đào tạo của từng ngành, nghề gồm có:
(1) Tên ngành, nghề đào tạo;
(2) Mã ngành, nghề (đối với những ngành nghề trong Danh mục);
(3) Trình độ đào tạo;
(4) Đối tượng tuyển sinh;
(5) Thời gian khóa học (năm học);
(6) Khối lượng kiến thức toàn khóa học (giờ, tín chỉ);
(7) Giới thiệu chương trình/mô tả ngành, nghề đào tạo;
(8) Mục tiêu đào tạo;
(9) Bảng tổng hợp năng lực của ngành, nghề trong chương trình đào tạo;
(10) Danh mục và thời lượng các môn học, mô đun (bắt buộc, tự chọn);
(11) Chương trình chi tiết các môn học, mô đun (bắt buộc, tự chọn);
(12) Hướng dẫn sử dụng chương trình.
Như vậy, cấu trúc chương trình đào tạo của từng ngành, nghề gồm 12 nội dung nêu trên.
Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp được quy định ra sao?
Nhà nước có các chính sách về phát triển giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 6 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, cụ thể như sau:
(1) Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, đa dạng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp và liên thông với các trình độ đào tạo khác.
(2) Đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nhân lực. Ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên trong tổng chi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục, đào tạo; được phân bổ theo nguyên tắc công khai, minh bạch, kịp thời.
(3) Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy hoạch; tập trung đầu tư hình thành một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trọng điểm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, nhu cầu học tập của người lao động và từng bước phổ cập nghề cho thanh niên.
(4) Nhà nước có chính sách phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.
(5) Ưu tiên đầu tư đồng bộ cho đào tạo nhân lực thuộc các ngành, nghề trọng điểm quốc gia, các ngành, nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực, quốc tế; chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng ven biển; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hóa.
(6) Nhà nước thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng đào tạo đối với những ngành, nghề đặc thù; những ngành, nghề thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn; những ngành, nghề thị trường lao động có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hóa. Các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp không phân biệt loại hình đều được tham gia cơ chế đấu thầu, đặt hàng quy định tại khoản này.
(7) Hỗ trợ các đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, ngư dân đánh bắt xa bờ, lao động nông thôn là người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ được học tập để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục nghề nghiệp.
(8) Nhà nước tạo điều kiện cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.