Chế độ dành cho quân nhân làm nhiệm vụ quốc tế được quy định cụ thể thế nào?
Nội dung chính
Chế độ dành cho quân nhân làm nhiệm vụ quốc tế được quy định cụ thể thế nào?
Theo quy định tại Nghị định số 23/2012/NĐ-CP ngày 23/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chế độ đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, công an đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đã quy định về địa bàn, thời gian xảy ra chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế như sau:
Trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là trực tiếp làm nhiệm vụ chiếu đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ truy quét Ful-rô ở Tây Nguyên trong địa bàn và thời gian quy định.
+ Địa bàn xảy ra chiến sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là các huyện thuộc biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, gồm cả các huyện đảo biên giới và khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, DK1; các tỉnh Tây Nguyên và các địa bàn phụ cận có xảy ra chiến sự.
+ Thời gian xảy ra chiến sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế được xác định như sau: Ở biên giới Tây Nam từ tháng 5/1975 đến ngày 7/1/1979; Ở biên giới phía Bắc từ tháng 2 năm 1979 đến ngày 31/12/1988; Truy quét Ful-rô từ tháng 5/1975 đến tháng 12/1992; Làm nhiệm vụ giúp bạn Lào từ tháng 5/1975 đến ngày 31/12/1988; Làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia từ tháng 1/1979 đến ngày 31/8/1989. Thời gian làm nhiệm vụ quốc tế đối với một số đơn vị làm nhiệm vụ đặc biệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Thời gian công tác để tính hưởng chế độ hưu trí được quy định như sau: Thời gian công tác thực tế trong quân đội, công an, cơ yếu có đóng BHXH hoặc được coi là đã đóng BHXH để tính hưởng chế độ hưu trí, bao gồm: thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên chức quốc phòng, công nhân viên chức công an, người làm công tác cơ yếu. Thời gian công tác trên nếu có gián đoạn thì được cộng dồn. Đối với các trường hợp chuyển ngành sang làm việc ở cơ quan, đơn vị, tổ chức ngoài quân đội, công an, cơ yếu sau đó thôi việc hoặc đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đi lao động hợp tác quốc tế hoặc được cử đi lao động hợp tác quốc tế sau đó phục viên, xuất ngũ, thôi việc hoặc thương binh điều dưỡng tại các đoàn điều dưỡng thương binh nặng do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý thì thời gian công tác ngoài quân đội, công an, cơ yếu, thời gian lao động hợp tác quốc tế, thời gian điều dưỡng tại các đoàn điều dưỡng thương binh nặng do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý không được tính hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại nghị định này.