11:33 - 18/12/2024

Cảnh sát cơ động có được quyền kiểm tra, kiểm soát người, giấy tờ và phương tiện của người dân hay không?

Cho tôi hỏi: Trường hợp đang đi ngoài đường thì Cảnh sát cơ động có quyền chặn xe, yêu cầu kiểm tra, kiểm soát người, giấy tờ và phương tiện của người dân không?

Nội dung chính


    Những sự kiện, mục tiêu nào được xem là quan trọng để Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ bảo vệ?

    Căn cứ vào Điều 11 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định như sau:

    “Điều 11. Bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội và bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt
    1. Hoạt động của Cảnh sát cơ động bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội và bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt bao gồm:
    a) Canh gác, tuần tra, kiểm soát;
    b) Kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu ra vào khu vực mục tiêu bảo vệ;
    c) Phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi gây mất an toàn, đe dọa gây mất an toàn mục tiêu bảo vệ, chuyến hàng đặc biệt.
    2. Chính phủ quy định danh mục mục tiêu bảo vệ, hàng đặc biệt do Cảnh sát cơ động bảo vệ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp, hỗ trợ Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu và bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt; các hành vi gây mất an toàn, đe dọa gây mất an toàn mục tiêu bảo vệ.”

    Theo đó, việc bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội và bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của Cảnh sát cơ động được thực hiện theo quy định nêu trên.

    Cảnh sát cơ động có được quyền kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện của người dân hay không?

    Cảnh sát cơ động có được quyền kiểm tra, kiểm soát người, giấy tờ và phương tiện của người dân hay không? (Hình từ internet)

    Cảnh sát cơ động có được quyền kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện của người dân hay không?

    Căn cứ vào Điều 12 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định như sau:

    “Điều 12. Tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự
    1. Cảnh sát cơ động tuần tra, kiểm soát khu vực, tuyến, địa bàn phức tạp về an ninh, trật tự hoặc khi có sự kiện chính trị quan trọng.
    2. Hoạt động tuần tra, kiểm soát phải tuân thủ quy định của pháp luật, phương án, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    3. Hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động bao gồm:
    a) Bố trí lực lượng, phương tiện, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát;
    b) Kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định tại khoản 4 Điều này;
    c) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
    4. Cảnh sát cơ động được kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự;
    b) Phát hiện người phạm tội quả tang, người bị truy nã, bị truy tìm;
    c) Có căn cứ cho rằng trong người, phương tiện có cất giấu đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật, nếu không kiểm tra, kiểm soát ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện đó bị tẩu tán, tiêu hủy.
    5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động.”

    Theo đó, Cảnh sát cơ động thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự theo quy định nêu trên. Trong đó, Cảnh sát cơ động chỉ được kiểm tra, kiểm soát người, phương tiên của dân khi thuộc một trong những trường hợp pháp luật cho phép theo quy định nêu trên.

    Cảnh sát cơ động Việt Nam có được vào cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ hay không?

    Căn cứ vào Điều 13 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định như sau:

    “Điều 13. Vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân để chống khủng bố, giải cứu con tin
    1. Việc vào trụ sở của cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố.
    2. Trường hợp vào trụ sở của cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của pháp luật về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
    3. Trường hợp vào trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này tại Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

    Như vậy, cảnh sát cơ động có thể vào cơ quan đại diện ngoài giao của nước ngoài tại Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Ai là người có thẩm quyền quyết định biện pháp công tác của Cảnh sát cơ động?

    Căn cứ vào Điều 14 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định như sau:

    “Điều 14. Biện pháp công tác của Cảnh sát cơ động
    1. Cảnh sát cơ động thực hiện các biện pháp công tác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật này, trong đó biện pháp vũ trang là chủ yếu.
    2. Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định việc áp dụng các biện pháp công tác theo quy định tại khoản 1 Điều này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết định của mình.”

    Như vậy, việc sử dụng biện pháp công tác của Cảnh sát cơ động được thực hiện theo quy định nêu trên.

    Luật Cảnh sát cơ động 2022 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2023.

    61
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ