16:44 - 23/10/2024

Các yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Các yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng được quy định như thế nào? Có bao gồm việc sử dụng tên của một giống cây trồng cùng loài không?

Nội dung chính

    Các yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 119/2010/NĐ-CP thì các yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng được quy định cụ thể như sau:

    - Yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng có thể thuộc một trong các dạng sau đây:

    + Sử dụng vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ để thực hiện các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không được phép của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng;

    + Sử dụng vật liệu nhân giống của các giống cây trồng quy định tại Điều 187 của Luật Sở hữu trí tuệ;

    + Sử dụng tên của một giống cây trồng cùng loài hoặc loài gần với loài của giống được bảo hộ mà tên này trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên của giống cây trồng được bảo hộ;

    + Quy định tại điểm a, điểm b khoản này cũng áp dụng đối với vật liệu thu hoạch nếu chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng chưa có điều kiện hợp lý để thực hiện quyền của mình đối với vật liệu nhân giống của cùng giống đó

    - Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng:

    + Bản mô tả giống cây trồng được cơ quan bảo hộ giống cây trồng xác nhận;

    + Bằng bảo hộ giống cây trồng.

    2