Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên của Hội đồng giám định y khoa theo quy định mới nhất gồm những trường hợp nào?
Nội dung chính
Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên của Hội đồng giám định y khoa gồm những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 01/2023/TT-BYT (có hiệu lực từ ngày 15/04/2023) quy định các trường hợp miễn nhiệm giám định viên của Hội đồng giám định y khoa như sau:
Miễn nhiệm giám định viên
1. Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa đề nghị cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Thông tư này xem xét miễn nhiệm khi Giám định viên thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm quy chế chuyên môn, nghiệp vụ giám định y khoa, đạo đức nghề nghiệp;
b) Không đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện công tác giám định y khoa;
c) Không đủ sức khỏe để làm việc;
d) Có đơn đề nghị không tiếp tục tham gia Giám định viên và được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý.
2. Người được bổ nhiệm là Giám định viên nếu nghỉ hưu theo chế độ hoặc chuyển công tác thì người đó đương nhiên không còn là Giám định viên kể từ thời điểm nghỉ hoặc chuyển công tác.
Như vậy, các trường hợp miễn nhiệm giám định viên của Hội đồng giám định y khoa gồm:
+) Vi phạm quy chế chuyên môn, nghiệp vụ giám định y khoa, đạo đức nghề nghiệp;
+) Không đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện công tác giám định y khoa;
+) Không đủ sức khỏe để làm việc;
+) Có đơn đề nghị không tiếp tục tham gia Giám định viên và được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý.
+) Nghỉ hưu theo chế độ hoặc chuyển công tác.
(Hình từ internet)
Tiêu chuẩn giám định viên là thành viên của Hội đồng giám định y khoa các Bộ là gì?
Theo khoản 4 Điều 14 Thông tư 01/2023/TT-BYT (có hiệu lực từ ngày 15/04/2023) quy định tiêu chuẩn giám định viên là thành viên của Hội đồng giám định y khoa các Bộ như sau:
Tiêu chuẩn giám định viên, thành viên Hội đồng giám định y khoa
1. Tiêu chuẩn giám định viên:
a) Có trình độ chuyên môn là bác sỹ đang công tác tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, có chứng chỉ hành nghề với phạm vi hành nghề phù hợp với lĩnh vực chuyên khoa được bổ nhiệm;
b) Có chứng nhận đào tạo hoặc đào tạo liên tục hoặc tập huấn về giám định y khoa do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp.
2. Tiêu chuẩn giám định viên là ủy viên thường trực và ủy viên chuyên môn của Hội đồng giám định khoa cấp tỉnh:
a) Có trình độ chuyên môn là bác sỹ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sỹ y khoa trở lên;
b) Có thời gian làm việc trong lĩnh vực chuyên khoa tối thiểu 03 (ba) năm, kể cả thời gian theo học chuyên khoa đó;
c) Có các tiêu chuẩn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Tiêu chuẩn giám định viên là ủy viên thường trực và ủy viên chuyên môn của Hội đồng giám định khoa cấp trung ương và Hội đồng giám định khoa phúc quyết lần cuối:
a) Có trình độ chuyên môn là bác sỹ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sỹ y khoa;
b) Có thời gian làm việc trong lĩnh vực chuyên khoa tối thiểu 05 (năm) năm, kể cả thời gian theo học chuyên khoa đó;
c) Các tiêu chuẩn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
4. Tiêu chuẩn giám định viên là thành viên của Hội đồng giám định y khoa các Bộ:
a) Giám định viên là ủy viên thường trực và ủy viên chuyên môn của Hội đồng giám định y khoa các Bộ có thẩm quyền giám định lần đầu, giám định lại: Đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Giám định viên là ủy viên thường trực và ủy viên chuyên môn của Hội đồng giám định y khoa các Bộ có thẩm quyền giám định phúc quyết: Đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều này.
Căn cứ quy định trên, tiêu chuẩn giám định viên là thành viên của Hội đồng giám định y khoa các Bộ như sau:
- Giám định viên là ủy viên thường trực và ủy viên chuyên môn của Hội đồng giám định y khoa các Bộ có thẩm quyền giám định lần đầu, giám định lại:
+) Có trình độ chuyên môn là bác sỹ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sỹ y khoa trở lên;
+) Có thời gian làm việc trong lĩnh vực chuyên khoa tối thiểu 03 (ba) năm, kể cả thời gian theo học chuyên khoa đó;
+) Có chứng nhận đào tạo hoặc đào tạo liên tục hoặc tập huấn về giám định y khoa do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp.
- Giám định viên là ủy viên thường trực và ủy viên chuyên môn của Hội đồng giám định y khoa các Bộ có thẩm quyền giám định phúc quyết:
+) Có trình độ chuyên môn là bác sỹ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sỹ y khoa;
+) Có thời gian làm việc trong lĩnh vực chuyên khoa tối thiểu 05 (năm) năm, kể cả thời gian theo học chuyên khoa đó;
+) Có chứng nhận đào tạo hoặc đào tạo liên tục hoặc tập huấn về giám định y khoa do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám định viên Hội đồng giám định y khoa là gì?
Tại Điều 17 Thông tư 01/2023/TT-BYT (có hiệu lực từ ngày 15/04/2023) quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Giám định viên Hội đồng giám định y khoa như sau:
- Nhiệm vụ của Giám định viên:
+) Thực hiện khám giám định chuyên khoa theo nội dung yêu cầu ghi trên Phiếu khám chuyên khoa của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa gửi Giám định viên. Sau khi khám xong gửi trả kết quả về cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa, đồng thời lưu kết quả khám vào sổ khám chuyên khoa tại nơi Giám định viên công tác;
+) Tham gia hội chẩn chuyên môn theo nội dung yêu cầu của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa;
+) Giám định viên hoạt động kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám giám định chuyên khoa do cá nhân thực hiện;
+) Tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa khi được Hội đồng mời tham dự.
- Quyền hạn của Giám định viên:
+) Được tham dự các khóa đào tạo liên tục, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ về giám định y khoa;
+) Được hưởng quyền lợi, chế độ khi tham gia các hoạt động khám giám định chuyên khoa, hội chẩn chuyên môn, họp Hội đồng theo quy định của pháp luật và của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa;
+) Có quyền đề nghị không làm hoặc thôi làm Giám định viên;
+) Có quyền từ chối giám định khi đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng giám định cố ý không hợp tác.
Trân trọng!