Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm và thẩm quyền như thế nào đối với việc quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập?
Nội dung chính
Trách nhiệm, thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 106/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm, thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
- Hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý; vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung và hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo đề xuất của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
- Trước ngày 01 tháng 7 hàng năm, thẩm định số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập của năm sau liền kề đối với bộ, ngành, địa phương theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 106/2020/NĐ-CP. Trường hợp số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước tăng so với số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã được thẩm định của năm trước liền kề thì trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi gửi văn bản thẩm định số lượng người làm việc đối với bộ, ngành, địa phương.
- Thống kê, tổng hợp vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của cả nước; báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền.
- Kiểm tra, thanh tra, đôn đốc việc thực hiện quản lý, sử dụng vị trí việc làm, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng vị trí việc làm, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm và thẩm quyền như thế nào đối với việc quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập? (Hình từ internet)
Trách nhiệm và thẩm quyền của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập gồm những nội dung nào?
Theo Điều 16 Nghị định Nghị định 106/2020/NĐ-CPquy định trách nhiệm, thẩm quyền của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như sau:
1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên
a) Chỉ đạo xây dựng Đề án vị trí việc làm và lập kế hoạch số lượng người làm việc.
b) Quyết định phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị; quyết định số lượng người làm việc của đơn vị, bảo đảm không được thấp hơn định mức số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập do bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành; bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định đối với số lượng người làm việc của đơn vị, không làm tăng kinh phí chi đầu tư đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên.
c) Thống kê, tổng hợp vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc của đơn vị, báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp.
2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên
a) Chỉ đạo xây dựng Đề án vị trí việc làm; trình cấp có thẩm quyền quyết định vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị.
b) Chỉ đạo lập kế hoạch số lượng người làm việc, kế hoạch điều chỉnh số lượng người làm việc hàng năm của đơn vị theo quy định tại Nghị định này, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
c) Thống kê, tổng hợp vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc của đơn vị, báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp.Trên đây là tư vấn về trách nhiệm và thẩm quyền của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.