Bầu chức danh phó chủ tịch hội nông dân xã đang bị khuyết được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Bầu chức danh phó chủ tịch hội nông dân xã đang bị khuyết được quy định như thế nào?
Trường hợp bà hỏi thì hiện nay Hội Nông dân xã đang khuyết chức danh Phó chủ tịch HND xã. Theo quy định của Điều lệ Hội Nông dân VN và các văn bản hướng dẫn thi hành Điều lệ Hội, trong nhiệm kỳ nếu số lượng Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch khuyết thì hội nghị Ban Chấp hành bầu bổ sung, đối với cấp huyện và cấp cơ sở được bầu bổ sung đủ số lượng Ủy viên Ban Chấp hành theo cơ cấu do Đại hội đã quyết định.
Việc bầu bổ sung Ủy viên BCH, Ủy viên BTV, chức danh Phó chủ tịch HND xã trước tiên cần phải làm theo nguyên tắc bầu bổ sung đã được quy định tại điểm 6.2.2 Hướng dẫn số 1030-HD/HNDTW ngày 01/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hướng dẫn một số vấn đề cụ thể về thi hành Điều lệ HNDVN như sau:“Trước khi bầu bổ sung ủy viên BCH, ủy viên BTV, Chủ tịch, Phó chủ tịch ở mỗi cấp, Ban Thường vụ cấp đề nghị phải có văn bản báo cáo cụ thể và phải được sự thống nhất, đồng ý của cấp ủy cùng cấp theo quy định phân cấp quản lý cán bộ và Ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp bằng văn bản. Văn bản đề nghị kiện toàn, bổ sung cần ghi rõ lý do bổ sung”. Như vậy, theo quy định, Ban Thường vụ HND xã cần phải có văn bản báo cáo cụ thể và phải được sự thống nhất, đồng ý về mặt chủ trương của Đảng ủy xã và Ban Thường vụ HND huyện thì mới được tiến hành bầu bổ sung Ủy viên BCH, Ủy viên BTV, bầu kiện toàn chức danh Phó chủ tịch HND xã theo quy trình như sau:
Bước 1. Cấp uỷ, Ban Chấp hành Hội Nông dân cơ sở, các ngành, đoàn thể, Hội cấp dưới giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành.
Đối với cơ cấu ngành, đoàn thể: Ban Thường vụ Hội Nông dân xã có sự trao đổi, thống nhất giới thiệu nhân sự.
- Đối với chi Hội, tổ Hội: Ban Thường vụ Hội Nông dân cơ sở xây dựng công văn gửi cấp uỷ và BCH chi Hội giới thiệu nhân sự ( Phải có văn bản hiệp y của cấp uỷ).
- Đối với cơ cấu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội cơ sở: Tổ chức Hội nghị BCH lấy ý kiến giới thiệu.
Bước 2. Tổ chức hội nghị Ban Chấp hành
Căn cứ nhân sự giới thiệu của các ngành, đoàn thể, Chi, tổ Hội và Ban chấp hành cơ sở, Ban Thường vụ Hội Nông dân cơ sở triệu tập hội nghị Ban chấp hành thảo luận, bỏ phiếu tín nhiệm giới thiệu nhân sự ( Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm lập thành biên bản).
Bước 3. Báo cáo cấp uỷ cùng cấp và Hội cấp trên trực tiếp
Ban Thường vụ Hội Nông dân cơ sở làm tờ trình kèm theo danh sách trích ngang nhân sự bầu bổ sung báo cáo xin ý kiến phê duyệt của cấp ủy và Hội cấp trên.
Bước 4: Sau khi được cấp ủy cùng cấp và HND cấp trên trực tiếp phê duyệt, tổ chức Hội nghị Ban chấp hành HND xã bầu bổ sung Ban Chấp hành, bầu bổ sung Ban Thường vụ, bầu kiện toàn chức danh Phó chủ tịch Hội Nông dân xã.
Bước 5: Chuẩn y kết quả bầu cử (Quy chế bầu cử trong hệ thống Hội Nông dân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 996-QĐ/HNDTW ngày 24/12/2011 của Ban Thường vụ TW Hội Nông dân VN).
- Chậm nhất 10 ngày sau hội nghị, Ban Thường vụ Hội Nông dân cơ sở phải báo cáo lên Ban Thường vụ Hội cấp trên trực tiếp các biên bản bầu cử bổ sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các chức danh chủ chốt kèm danh sách trích ngang và tờ trình đề nghị chuẩn y kết quả bầu cử.
- Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả bầu cử của Ban Thường vụ Hội Nông dân cơ sở, Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp trên trực tiếp ra quyết định công nhận.
Trường hợp phát hiện có sự vi phạm Điều lệ, nguyên tắc bầu cử, thì Ban Chấp hành cấp trên trực tiếp có quyền không công nhận kết quả bầu cử.