Nên chọn nồi cơm điện tiết kiệm điện loại nào? Mẹo sử dụng nồi cơm điện tiết kiệm điện hữu ích cho gia đình linh

Nồi cơm điện là một trong những thiết bị được sử dụng hàng ngày trong mỗi gia đình. Dưới đây gợi ý lựa chọn nồi cơm điện tiết kiệm điện có thể tham khảo cho gia đình.

Nội dung chính

Nên chọn nồi cơm điện tiết kiệm điện loại nào?

Nồi cơm điện là một trong những thiết bị được sử dụng hàng ngày trong mỗi gia đình. Việc chỉ lựa chọn một chiếc nồi cơm điện có chất lượng tốt là không đủ, mà còn phải phù hợp với nhu cầu sử dụng trong gia đình.

Do được sử dụng thường xuyên, nên nồi cơm điện tiêu thụ tới gần 10% điện năng trong các gia đình.

* Hướng dẫn chọn nồi cơm điện tiết kiệm điện có thể tham khảo:

Lựa chọn nồi cơm điện có nhiều sao, tốt nhất là 5 sao năng lượng để tiết kiệm điện;

Nồi cơm điện chia làm 3 loại: nồi cơm điện cơ, nồi cơm điện tử và nồi cơm điện cao tần. Việc lựa chọn loại nồi cơm điện nào tùy thuộc vào nhu cầu và tài chính của mỗi gia đình:

Loại nồi

Đặc điểm

Nồi cơm điện cơ

- Hoạt động trên nguyên lý cơ học, khi nhiệt độ đạt tới mức nhất định, rơ le nồi sẽ tự động ngắt và chuyển từ chế độ nấu sang chế độ hâm nóng.

- Có chức năng chính là nấu và giữ ấm thông thường.

Nồi cơm điện tử

Hoạt động nhờ 1 chíp điện tử, có khả năng tự động nấu, nấu đa dạng các món ăn khác nhau chỉ trong một thời gian ngắn

Nồi cơm điện cao tần (Nồi cơm điện từ)

IH - Induction Heating

Nồi cơm điện cao tần sử dụng công nghệ cảm ứng từ đun nấu không tiếp xúc, nồi cơm nóng trực tiếp không qua mâm nhiệt.

Nồi cơm điện có nhiều dung tích nấu khác nhau. Vì vậy, tùy vào số thành viên của gia đình để lựa chọn nồi cho phù hợp;

Bảng sau đây đưa ra hướng dẫn lựa chọn nồi nấu cơm theo số lượng người trong gia đình:

Số người trong gia đình

Dung tích phù hợp (lít)

2 người

Dưới 1

2 - 4 người

1 - 1,5

4 - 6 người

1,6 - 2

Trên 6 ngườ

Trên 2

Chọn nồi cơm điện có chất liệu lòng nồi làm bằng gang để giữ nhiệt, có phủ lớp chống dính dày và an toàn với sức khỏe;

Tùy vào nhu cầu của gia đình để lựa chọn loại nồi có chức năng phù hợp.

Nên chọn nồi cơm điện tiết kiệm điện loại nào? Mẹo sử dụng nồi cơm điện tiết kiệm điện hữu ích cho gia đình

Nên chọn nồi cơm điện tiết kiệm điện loại nào? Mẹo sử dụng nồi cơm điện tiết kiệm điện hữu ích cho gia đình (Hình từ Internet)

Mẹo sử dụng nồi cơm điện tiết kiệm điện hữu ích cho gia đình

Dưới đây là một số mẹo sử dụng nồi cơm điện tiết kiệm điện hữu ích cho gia đình có thể tham khảo:

- Với nồi cơm điện bình thường, để tiết kiệm điện nên nấu cơm trước giờ ăn khoảng 30 - 45 phút, không nấu cơm trước giờ ăn quá lâu;

- Nên thường xuyên vệ sinh các bộ phận của nồi cơm điện như lòng nồi, thân nồi, mâm nhiệt, van thoát hơi nhằm tăng hiệu suất truyền nhiệt và do vậy giảm điện năng tiêu thụ;

- Ngâm gạo trước khi nấu với nước ấm hoặc nước nóng thì sẽ giúp tiết kiệm đến 30% điện năng tiêu thụ;

- Khi cơm đã chín, hãy để nồi cơm điện trong chế độ giữ ấm khoảng 10 - 15 phút để cơm được chín đều và dẻo hơn;

- Tránh sử dụng chế độ hâm nóng cơm trong thời gian quá dài; Đặt nồi cơm điện ở những nơi thoáng mát, tránh để nồi gần bếp gas hoặc các nguồn nhiệt khác để đảm bảo an toàn khi sử dụng;

- Không dùng chung ổ cắm với những đồ điện tiêu thụ công suất cao để chống phát nhiệt trên dây dẫn và trên ổ cắm điện.

Yêu cầu kỹ thuật về nồi cơm điện

Căn cứ tại mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8093:2009 quy định yêu cầu kỹ thuật về nồi cơm điện như sau:

(1) Yêu cầu chung

Nồi cơm điện phải phù hợp với các yêu cầu về an toàn qui định trong TCVN 5699-2-15 (IEC 60335-2-15).

Các thiết bị lắp với nồi cơm điện như bộ dây nguồn, công tắc, nút bấm, thiết bị bảo vệ quá nhiệt khi có sự cố, cầu chảy, v.v... phải phù hợp với các tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Các bộ phận của nồi cơm điện phải được làm từ vật liệu không có nguy cơ biến đổi hóa học có hại hoặc hòa tan chất có hại vào thực phẩm trong quá trình sử dụng.

Vật liệu của thân chính phải chịu được nhiệt trong điều kiện sử dụng thông thường. Vật liệu làm thân chính không được gây hại cho cơ thể người.

Vật liệu cách điện, vật liệu cách nhiệt phải chịu được nhiệt của những vật lân cận và những vật có thể tiếp xúc với chúng.

Các chi tiết làm bằng thép (trừ thép không gỉ) phải được gia công xử lý chống gỉ như mạ, sơn, hay các biện pháp thích hợp khác.

(2) Công suất tiêu thụ điện

Dung sai của công suất tiêu thụ điện thực tế và công suất tiêu thụ danh định phải nằm trong các giá trị nêu trong Bảng 1.

Bảng 1 - Dung sai cho phép của công suất tiêu thụ điện

Công suất danh định

W

Dung sai

%

Nhỏ hơn hoặc bằng 100

± 15

Lớn hơn 100 và nhỏ hơn hoặc bằng 1 000

± 10

Lớn hơn 1000 và nhỏ hơn hoặc bằng 2 000

± 5

(3) Điện áp

Nồi cơm điện phải nấu chín cơm bình thường khi điện áp nguồn thay đổi trong phạm vi dung sai 10 % so với điện áp danh định.

(4) Hoạt động trong điều kiện không bình thường

Nồi cơm điện phải có thiết bị bảo vệ trong trường hợp hoạt động không bình thường, ví dụ, không có nước và gạo trong nồi nhưng vẫn được cho làm việc, thiết bị bảo vệ phải tác động và bảo vệ có hiệu quả để không gây cháy nồi và gây cháy cho xung quanh.

(5) Chức năng nấu

Cơm được nấu bằng nồi cơm điện không được bị sống, bị cháy hoặc chín không đều.

(6) Chức năng giữ nóng

Chức năng giữ nóng của nồi cơm điện kết hợp giữ nóng phải đảm bảo nhiệt độ của cơm tại các vị trí khác nhau phải nằm trong khoảng từ 68 °C đến 78 °C và không xảy ra việc tiếp tục làm cơm bị cháy hoặc chuyển màu.

(7) Độ bền của bếp gia nhiệt để nấu và để giữ nóng

Cụm bếp gia nhiệt phải có kết cấu và lắp đặt sao cho nếu bị đứt thì cũng không có nguy cơ chạm phải những bộ phận kim loại không mang điện hoặc tiếp xúc với các bộ phận kim loại mà con người có thể chạm tới. Cụm bếp gia nhiệt phải đáp ứng thử nghiệm qui định trong 5.8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8093:2009.

(8) Độ bền của phần đóng và mở nắp nồi

Bộ phận đóng mở nắp nồi của nồi cơm điện và nồi cơm điện kết hợp giữ nóng phải có khả năng chịu được 30 000 lần đậy vào mở ra trong điều kiện qui định.

(9) Tính chống mài mòn của lớp nhựa polime fluorocarbon (CF) của nồi đựng bên trong

Nồi cơm điện có nồi bên trong được tráng lớp nhựa polime CF, phải chịu được các điều kiện thử nghiệm qui định trong 6.12 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8093:2009. Sau thử nghiệm, lớp nhựa tráng không được bị bong tróc.

(10) Tính chính xác về thời gian của chức năng nấu hẹn giờ

Tính chính xác của chức năng hẹn giờ của những nồi có lắp đặt đồng hồ hẹn giờ bên trong và có chức năng nấu cơm hẹn giờ, khi tiến hành thử nghiệm theo 6.13 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8093:2009, kết quả thu được phải phù hợp với các qui định sau:

(a) Cách thức hẹn giờ cơm chín:

- Chế độ cơ: Đến hết thời gian đã đặt thì cơm sẽ chín.

- Chế độ điện tử: Trước giờ đã đặt 25 min hoặc sau giờ đã đặt khoảng 5 min thì đèn và chuông báo cơm đã chín.

(b) Cách thức hẹn giờ bắt đầu nấu:

- Chế độ cơ: Chênh lệch với thời gian đã đặt 30 min thì cơm sẽ bắt đầu được nấu. Tuy nhiên, với những nồi có vạch thời gian nhỏ nhất hẹn giờ nhỏ hơn mức 30 min thì mức chênh lệch so với thời gian sẽ giảm tương ứng.

- Chế độ điện tử: Chênh lệch so với thời gian đã đặt ± 5 min thì cơm sẽ bắt đầu được nấu.

(11) Các cơ cấu đóng cắt phải nhạy, tiếp xúc tin cậy. Độ bền của cơ cấu đóng cắt phải chịu được ít nhất là 3 000 lần thao tác đóng cắt ở tải danh định.

(12) Quai nồi phải có đủ độ bền cơ, chịu được tải trọng bằng 3 lần trọng lượng của nồi nấu cơm khi chứa lượng nước cao nhất trong vạch mức khắc bên trong nồi.

(13) Đèn và chuông báo hiệu. Nồi cơm điện phải có đèn báo hiệu khi có điện và có chuông báo khi cơm chín.

saved-content
unsaved-content
241