Các bên ký kết hợp đồng và giao dịch biệt thự Saroma cần tuân thủ những quy định nào?

Các bên khi ký kết hợp đồng và giao dịch biệt thự Saroma cần tuân thủ những quy định nào của pháp luật? Công nhận quyền sở hữu nhà biệt thự Saroma được quy định ra sao?

Nội dung chính

Các bên ký kết hợp đồng và giao dịch biệt thự Saroma cần tuân thủ những quy định nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 16 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có quy định cụ thể về việc các bên ký kết hợp đồng và thực hiện giao dịch kinh doanh biệt thự Saroma phải tuân thủ những quy định sau đây:

- Các bên ký kết hợp đồng có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ thông tin, giấy tờ để xác lập giao dịch, ký kết hợp đồng theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Bộ luật Dân sự 2015; đáp ứng điều kiện đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản; đáp ứng điều kiện về đối tượng được mua nhà ở theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và pháp luật về nhà ở;

- Trước khi ký hợp đồng, bên bán cung cấp đầy đủ thông tin và giấy tờ pháp lý của nhà ở cho bên mua;

- Trường hợp bất động sản được thực hiện giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản thì còn phải thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương VII của Luật Kinh doanh bất động sản 2023.

- Hợp đồng kinh doanh bất động sản phải được công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật.

Các bên ký kết hợp đồng và giao dịch biệt thự Saroma cần tuân thủ những quy định nào?

Các bên ký kết hợp đồng và giao dịch biệt thự Saroma cần tuân thủ những quy định nào? (Hình từ Internet)

Công nhận quyền sở hữu nhà biệt thự Saroma được quy định ra sao?

Việc công nhận quyền sở hữu nhà biệt thự Saroma được áp dụng theo quy định cụ thể tại Điều 9 Luật Nhà ở 2023 về công nhận quyền sở hữu nhà ở như sau:

(1) Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2023 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu nhà ở thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận), trừ trường hợp nhà ở thuộc tài sản công.

Nhà ở được ghi nhận quyền sở hữu trong Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

(2) Trường hợp mua bán nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 165 Luật Nhà ở 2023 thì bên mua nhà ở được cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn sở hữu theo thỏa thuận; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở thì quyền sở hữu nhà ở được chuyển lại cho chủ sở hữu đã bán nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng; trường hợp khi hết thời hạn sở hữu mà bên bán không nhận lại nhà ở thì giải quyết theo quy định tại Điều 166 Luật Nhà ở 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

(3) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải ghi rõ trong Giấy chứng nhận loại nhà ở, cấp nhà ở theo quy định Luật Nhà ở 2023 và pháp luật về xây dựng; trường hợp nhà ở là căn hộ chung cư thì phải ghi rõ diện tích sàn xây dựng và diện tích sử dụng căn hộ; trường hợp nhà ở được xây dựng theo dự án thì phải ghi đúng tên dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư.

(4) Đối với nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án để bán, cho thuê mua thì không cấp Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà ở, trừ trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở chưa bán, chưa cho thuê mua; trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

Thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là khi nào theo quy định pháp luật?

Theo quy định tại Điều 12 Luật Nhà ở 2023 có quy định cụ thể về thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở như sau:

(1) Trường hợp trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm đã hoàn thành việc xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng.

(2) Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Nhà ở 2023 thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

(3) Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi đã nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn, bên tặng cho, bên đổi nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

(4) Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở giữa chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở với người mua, người thuê mua thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

(5) Trường hợp thừa kế nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

(6) Trường hợp khác thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

(7) Giao dịch về nhà ở quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 12 Luật Nhà ở 2023 phải tuân thủ điều kiện về giao dịch nhà ở và hợp đồng phải có hiệu lực theo quy định của Luật Nhà ở 2023.

Chuyên viên pháp lý Võ Phi
saved-content
unsaved-content
1