Dự án cầu Cần Giờ dự kiến khi nào khởi công? Đất công trình giao thông tại TP HCM thuộc nhóm đất nào theo Luật Đất đai mới nhất?
Nội dung chính
Dự án cầu Cần Giờ dự kiến khi nào khởi công?
Dự án cầu Cần Giờ có tổng chiều dài 7,3 km, trong đó phần cầu chính dài gần 3 km, đường dẫn dài hơn 4,3 km. Công trình có quy mô 6 làn xe (gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ) với vận tốc thiết kế 60 km/h.
Cầu Cần Giờ được xây dựng theo dạng dây văng, tĩnh không thông thuyền 55 m (tương đương cầu Bình Khánh của dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành) - cao nhất Việt Nam thời điểm hiện tại.
Ngoài cầu chính, dự án còn xây dựng thêm ba cây cầu trên tuyến: Cầu Sông Chà (dài khoảng 640 m, rộng 29,5 m); cầu Tắc Sông Chà (dài khoảng 64 m, rộng 40 m); cầu Rạch Mương Ngang (trên đường song hành phía Nhà Bè) dài 64 m, rộng 7,75 m.
Về hướng tuyến, điểm đầu cầu Cần Giờ nằm trên đường 15B (huyện Nhà Bè), cách rạch Mương Ngang khoảng 500 m về phía Bắc, sau đó cắt qua đường Nguyễn Bình rồi vượt sông Soài Rạp. Khi sang huyện Cần Giờ, cầu sẽ kết nối với đường Rừng Sác tại vị trí cách phà Bình Khánh khoảng 2,1 km về phía Nam.
Với tổng vốn đầu tư khoảng 10.500 tỷ đồng, TP HCM đặt mục tiêu triển khai cầu Cần Giờ giai đoạn 2025 - 2028.
Như vậy, dự án cầu Cần Giờ dự kiến khởi công vào giai đoạn 2025 - 2028.
Dự án cầu Cần Giờ dự kiến khi nào khởi công? Đất công trình giao thông tại TP HCM thuộc nhóm đất nào theo Luật Đất đai mới nhất? (Hình từ internet)
Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 43 Luật Đầu tư công 2024 về trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án quy định như sau:
Điều 43. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án
[...]
2. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và không có cấu phần xây dựng được quy định như sau:
a) Căn cứ chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư;
b) Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn tổ chức thẩm định dự án;
c) Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn thẩm định các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này;
d) Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đầu tư.
3. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan, trừ dự án quan trọng quốc gia.
4. Nguyên tắc, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, quyết định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo phương thức đối tác công tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
[...]
Theo đó, trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Lưu ý: điều này không áp dụng cho dự án quan trọng quốc gia.
Đất công trình giao thông tại TP HCM thuộc nhóm đất nào theo Luật Đất đai mới nhất?
Căn cứ theo điểm e khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định về phân loại đất như sau:
Điều 9. Phân loại đất
[...]
3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
[...]
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
[...]
Theo đó, đất công trình giao thông tại TP HCM là một trong những loại đất sử dụng vào mục đích công cộng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.
Và theo hướng dẫn tại điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp thì:
Đất công trình giao thông là đất xây dựng các công trình về giao thông, gồm:
- Đường ô tô cao tốc, đường ô tô, đường trong đô thị, đường nông thôn (kể cả đường tránh, đường cứu nạn và đường trên đồng ruộng phục vụ nhu cầu đi lại chung của mọi người),
- Điểm dừng xe, điểm đón trả khách, trạm thu phí giao thông, công trình kho bãi, nhà để xe ô tô, bãi đỗ xe; bến phà, bến xe, trạm thu phí, trạm dừng nghỉ;
- Các loại hình đường sắt, nhà ga đường sắt; đường tàu điện;
- Các loại cầu, hầm phục vụ giao thông;
- Công trình đường thủy nội địa, công trình hàng hải;
- Cảng hàng không, kể cả đất xây dựng trụ sở các cơ quan nhà nước hoạt động thường xuyên và đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, khu vực cất, hạ cánh và sân đỗ tàu bay;
- Tuyến cáp treo và nhà ga cáp treo;
- Cảng cá, cảng cạn;
- Các công trình trụ sở, văn phòng, cơ sở kinh doanh dịch vụ trong ga, cảng, bến xe;
- Hành lang bảo vệ an toàn công trình giao thông mà phải thu hồi đất để lưu không;
- Các kết cấu khác phục vụ cho hoạt động giao thông vận tải và các công trình, hạng mục công trình khác theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải.