19:16 - 02/04/2025

Danh sách 34 tỉnh sáp nhập có bao nhiêu tỉnh và thành phố không cần sáp nhập theo Tờ trình 624?

Danh sách 34 tỉnh sáp nhập có bao nhiêu tỉnh và thành phố không cần sáp nhập theo Tờ trình 624? Dựa kiến nguyên tắc thực hiện sắp xếp và các trường hợp không bắt buộc thực hiện sắp xếp?

Nội dung chính

Danh sách 34 tỉnh sáp nhập có bao nhiêu tỉnh và thành phố không cần sáp nhập theo Tờ trình 624?

Dựa theo nội dung tại cuộc gặp mặt các cán bộ lão thành, người có công với cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Tổng Bí thư đã nêu ra một số ý kiến về  sắp xếp lại các đơn vị hành chính nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Cụ thể như sau:

Bộ Chính trị đang xây dựng nội dung để trình Trung ương "Đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã"; "Đề án sắp xếp lại các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng được Đảng- Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam"; "Chủ trương sửa đổi Hiến pháp 2013"... và sau đó là xin ý kiến nhân dân. 
Các nội dung trên nhằm mục đích tổ chức lại không gian phát triển kinh tế-xã hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng với tầm nhìn đến năm 2045-2050 và xa hơn nữa. 
Theo Tổng Bí thư, dự kiến cơ cấu lại bộ máy tổ chức hành chính 3 cấp gồm: cấp trung ương, cấp tỉnh, thành phố và cấp xã, phường.
Theo dự kiến, tính toán ban đầu sẽ có khoảng 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay; không tổ chức hoạt động hành chính cấp huyện; và tổ chức khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã, phường.

Theo đó, Bộ Nội vụ ban hành Tờ trình 624/TTr-BNV về dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Nội dung cụ thể trong tờ trình quy định về không thực hiện sắp xếp đối với ĐVHC có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi hoặc ĐVHC có vị trí đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh và việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

- Trên cơ sở các tiêu chí quy định tại Điều 1 dự thảo Nghị quyết, có 52 ĐVHC cấp tỉnh thực hiện sắp xếp; 11 ĐVHC cấp tỉnh không thực hiện sắp xếp. Đối với cấp xã, cả nước có khoảng 9.996/10.035 ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp.

Dưới đây là danh sách dự kiến sáp nhập 63 tỉnh thành thành còn 34 tỉnh:

+ 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp gồm: 04 thành phố: Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và 48 tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An và Cà Mau. Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Kiên Giang.

+ 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sắp xếp gồm: Thành phố Hà Nội, thành phố Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Như vậy, danh sách 34 tỉnh sáp nhập gồm có 9 tỉnh và 2 thành phố không cần sáp nhập theo Tờ trình 624

Xem chi tiết toàn văn Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025: TẠI ĐÂY

Lưu ý: Danh sách 34 tỉnh sáp nhập có bao nhiêu tỉnh và thành phố không cần sáp nhập theo Tờ trình 624 trên chỉ mới là dự kiến, việc sáp nhập 63 tỉnh thành thành còn 34 tỉnh là những tỉnh nào thì cần phải đợi thông báo, văn bản chính thức của cơ quan nhà nước để biết chính xác.

Danh sách 34 tỉnh sáp nhập có bao nhiêu tỉnh và thành phố không cần sáp nhập theo Tờ trình 624?

Danh sách 34 tỉnh sáp nhập có bao nhiêu tỉnh và thành phố không cần sáp nhập theo Tờ trình 624? (Hình từ Internet)

Dựa kiến nguyên tắc thực hiện sắp xếp và các trường hợp không bắt buộc thực hiện sắp xếp?

Tại điểm b tiểu mục 1 Mục IV Tờ trình 624/TTr-BNV dự kiến nguyên tắc thực hiện sắp xếp và các trường hợp không bắt buộc thực hiện sắp xếp như sau:

Căn cứ các quan điểm chỉ đạo tại Đề án của Đảng uỷ Chính phủ đã được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thống nhất, dự thảo Nghị quyết quy định 06 nguyên tắc thực hiện sắp xếp, trong đó có một số nội dung mới như:

- Thực hiện sắp xếp nguyên trạng các ĐVHC cùng cấp để hình thành
ĐVHC mới.

- Trường hợp sáp nhập tỉnh với tỉnh thì ĐVHC sau sắp xếp là tỉnh; trường hợp sáp nhập tỉnh với thành phố trực thuộc trung ương thì đơn vị sau sắp xếp là thành phố trực thuộc trung ương.

- Trường hợp sắp xếp phường với các ĐVHC cùng cấp thì ĐVHC sau sắp xếp là phường; trường hợp sắp xếp xã, thị trấn thì ĐVHC sau sắp xếp là xã.

- Trường hợp thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã làm thay đổi địa giới ĐVHC cấp huyện thì không phải xem xét điều kiện, tiêu chuẩn và không phải thực hiện quy trình, thủ tục điều chỉnh địa giới của ĐVHC cấp huyện mà ĐVHC cấp xã đó trực thuộc.

Việc sáp nhập tỉnh có ảnh hưởng như thế nào đến bất động sản tại Đà Nẵng

Trong thời gian gần đây, thông tin về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã trở thành chủ đề được quan tâm rộng rãi, đặc biệt tại các đô thị lớn như Đà Nẵng. Với mục tiêu tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển đô thị bền vững, các kế hoạch sáp nhập không chỉ tác động đến tổ chức hành chính mà còn tạo ra làn sóng ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường bất động sản.

Một trong những ảnh hưởng rõ nét nhất là sự dịch chuyển trong xu hướng đầu tư. Các khu vực có khả năng được điều chỉnh địa giới, quy hoạch lại hoặc nâng cấp hạ tầng thường trở thành tâm điểm thu hút giới đầu tư. Tâm lý kỳ vọng về việc giá đất tăng trong tương lai khiến nhu cầu mua bán tăng vọt, kéo theo đó là sự sôi động trở lại của thị trường, đặc biệt là phân khúc đất nền và nhà phố.

Giá bất động sản tại một số phường, quận ven trung tâm cũng bắt đầu ghi nhận mức tăng nhẹ, do được cho là sẽ hưởng lợi sau khi có những thay đổi về hành chính. Điều này tạo ra một hiệu ứng lan tỏa, khiến thị trường có dấu hiệu “nóng lên” cục bộ tại một số điểm, ngay cả khi chưa có quyết định chính thức nào được ban hành.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng tác động từ việc sáp nhập chỉ mang tính ngắn hạn nếu không đi kèm với sự phát triển thực chất về hạ tầng, tiện ích và quy hoạch tổng thể. Việc giá đất tăng đột biến chỉ vì kỳ vọng có thể khiến thị trường rơi vào trạng thái đầu cơ, sốt ảo và mất cân bằng cung cầu. Các nhà đầu tư được khuyến cáo cần tỉnh táo, phân tích kỹ các yếu tố nội tại như pháp lý, quy hoạch chi tiết, tiềm năng khai thác lâu dài trước khi đưa ra quyết định.

Ở góc độ quản lý đô thị, việc sáp nhập cũng đặt ra yêu cầu điều chỉnh lại chiến lược phát triển không gian đô thị của Đà Nẵng. Những thay đổi này, nếu được triển khai bài bản, có thể trở thành động lực thúc đẩy bất động sản tăng trưởng bền vững, giúp hình thành các trung tâm đô thị vệ tinh mới, phân bổ dân cư hợp lý và giảm áp lực cho khu vực trung tâm.

Như vậy, việc sáp nhập các đơn vị hành chính tại Đà Nẵng mang đến nhiều kỳ vọng nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro nếu thị trường phát triển thiếu kiểm soát. Đối với nhà đầu tư, điều quan trọng là phải nhìn nhận rõ bản chất của sự thay đổi để đưa ra quyết định đúng đắn, thay vì chỉ chạy theo xu hướng hoặc tin đồn.

Nguyễn Thị Thương Huyền
Từ khóa
Danh sách 34 tỉnh sáp nhập 34 tỉnh sáp nhập Sáp nhập theo Tờ trình 624 Tờ trình 624 Sáp nhập tỉnh Bất động sản tại Đà Nẵng Có bao nhiêu tỉnh và thành phố không cần sáp nhập
48