Tổng mức đầu tư dự án mở rộng Quốc lộ 22 là bao nhiêu?
Nội dung chính
Tổng mức đầu tư dự án mở rộng Quốc lộ 22 là bao nhiêu?
Sở xây dựng TP.HCM vừa chính thức phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư cho bước lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 3 cải tạo, nâng cấp mở rộng Quốc lộ 22, đoạn từ nút giao An Sương đến Vành đai 3. Dự án được triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT.
Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, TP.HCM sẽ chi hơn 10,5 tỉ đồng cho 4 gói thầu phục vụ công tác nghiên cứu, khảo sát và lập hồ sơ. Trong đó, gói thầu lớn nhất có giá trị gần 9,6 tỉ đồng. Gói thầu thẩm tra báo cáo và mô hình BIM trị giá hơn 756 triệu đồng. Cả hai gói thầu này sẽ được tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước.
Hai gói thầu còn lại bao gồm tư vấn giám sát khảo sát (hơn 172 triệu đồng) và tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu (hơn 44 triệu đồng) sẽ được hình thành theo hình thức chỉ định thầu rút gọn để đảm bảo đúng tiến độ.
Sau khi hoàn thành, tuyến Quốc lộ 22 sẽ có mặt cắt ngang 60m, gồm 10 làn xe. Trong đó, 4 làn xe ở giữa dành cho lưu thông tốc độ cao (tối đa 80 km/h), còn 6 làn xe hai bên dành cho các phương tiện hỗn hợp với tốc độ giới hạn 60 km/h.
Tổng mức đầu tư toàn dự án Quốc lộ 22 là 10.424 tỉ đồng và được chia thành 3 dự án thành phần:
Dự án thành phần 1 bao gồm bồi thường, hỗ trợ tái định cư và di dời hạ tầng kỹ thuật tại huyện Hó Môn với tổng vốn 6.227 tỉ đồng từ ngân sách TP. Dự kiến sẽ giải phóng khoảng 16,6 ha đất.
Dự án thành phần 2 bao gồm di dời hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn Quận 12 với tổng mức đầu tư tới 7 tỉ đồng.
Dự án thành phần 3 sẽ cải tạo và nâng cấp tuyến Quốc lộ 22 theo hình thức BOT, với tổng mức đầu tư 4.190 tỉ đồng.
Theo kế hoạch, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại Hóc Môn và Quận 12 sẽ hoàn tất vào tháng 2/2026
Trong quý I/2026 sẽ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư và ký kết hợp đồng PPP.
Dự án dự kiến khởi công vào quý II/2026 và hoàn thành đưa vào khai thác vào năm 2028.
Như vậy, tổng mức đầu tư dự án mở rộng Quốc lộ 22 đoạn từ nút giao An Sương đến Vành đai 3 là 10.424 tỉ đồng việc cải tạo, nâng cấp và mở rộng tuyến Quốc lộ 22 sẽ góp phần giảm tải cho hệ thống giao thông hiện hữu bên cạnh đó còn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối chiến lược.
Tổng mức đầu tư dự án mở rộng Quốc lộ 22 đoạn từ nút giao An Sương đến Vành đai 3 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tổ chức giao thông trên Quốc lộ 22 được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT quy định như sau:
(1) Phương tiện tham gia giao thông trên cầu đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định; tuân thủ chỉ dẫn của người điều khiển giao thông và quy định của biển báo hiệu đường bộ đặt trước cầu.
(2) Trường hợp không có biển báo hiệu, phải tuân theo quy định tại Thông tư 84/2014/TT-BGTVT và các quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về hạn chế trọng lượng xe, khổ giới hạn được phép tham gia giao thông trên đường bộ, tốc độ và khoảng cách an toàn giữa các phương tiện.
(3) Không được phép dừng, đỗ, quay đầu xe (trừ phương tiện, thiết bị của đơn vị quản lý, bảo trì cầu). Trường hợp phương tiện bị hư hỏng đột xuất, người điều khiển phải khẩn trương đưa phương tiện ra khỏi phạm vi cầu hoặc đưa vào vị trí được phép dừng, đỗ.
(3) Xe thô sơ, người đi bộ, súc vật có người dắt phải đi trên phần đường quy định trên cầu.
Quy hoạch mạng lưới quy hoạch kết cấu hạ tầng Quốc lộ 22 được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Đường bộ 2024 quy định như sau:
(1) Quy hoạch mạng lưới đường bộ được quy định như sau:
- Quy hoạch mạng lưới đường bộ là quy hoạch ngành quốc gia, xác định phương hướng phát triển, tổ chức không gian hệ thống quốc lộ làm cơ sở để định hướng lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, phát triển mạng lưới đường bộ;
- Việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và bảo đảm kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác;
- Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch mạng lưới đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(2) Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định như sau:
- Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch mạng lưới đường bộ, xác định phương án phát triển công trình đường bộ và kết cấu hạ tầng đường bộ khác theo từng tuyến đường bộ;
- Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: xác định hướng tuyến cơ bản, các điểm khống chế chính, chiều dài, quy mô tuyến đường bộ qua từng địa phương, từng vùng; xác định sơ bộ quy mô của cầu, hầm, bến phà trên tuyến đường bộ; xác định các điểm giao cắt chính; phương án kết nối đường bộ với các phương thức vận tải khác, kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp; xác định nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch; giải pháp thực hiện quy hoạch;
- Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(3) Thời kỳ quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là 10 năm, tầm nhìn từ 20 năm đến 30 năm.
Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được rà soát theo định kỳ 05 năm để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và được công bố công khai
(4) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nội dung về phát triển đường bộ trong phương án phát triển mạng lưới giao thông trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nội dung về phát triển đường bộ đô thị được xác định trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(5) Quy hoạch quy định tại Điều này phải bảo đảm các quy định sau đây:
- Kết nối giao thông đường bộ giữa các đô thị, địa bàn, khu vực, bến xe;
- Kết nối hiệu quả các phương thức vận tải, xác định các tuyến đường bộ nối đến cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, ga đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa.
(6) Chính phủ quy định chi tiết nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ.