Tiến độ xây dựng cầu vượt sông Sò cuối tháng 5/2025 xong chưa?
Nội dung chính
Tiến độ xây dựng cầu vượt sông Sò cuối tháng 5/2025 xong chưa?
Cầu vượt sông Sò là một dự án thành phần của dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - đường bộ ven biển có tổng chiều dài 24,66km đi qua địa bàn năm huyện gồm Nam Trực, Trực Ninh, Hải Hậu, Xuân Trường và Giao Thủy.
Trên tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - đường bộ ven biển có nhiều cây cầu lớn vượt các sông Châu Thành, Ninh Cơ và sông Sò. Trong đó, cầu vượt sông Sò nối huyện Hải Hậu, Giao Thủy có vị trí tại Km22+215,06, cách cầu Thức Khóa trên đường tỉnh DT481 khoảng 700m.
Cầu vượt sông Sò gồm hai đơn nguyên, mỗi đơn nguyên rộng 17m, khoảng cách giữa tim hai đơn nguyên là 23m, khoảng cách giữa hai mép lan can của hai đơn nguyên là 6m. Chiều dài cầu tính đến đuôi mố cầu 539,5m.
Tiến độ xây dựng cầu vượt sông Sò cuối tháng 5/2025 như sau:
- Hoàn thành được 75% khối lượng công việc
- Thi công cầu đã được thi công 16/26 nhịp, kết cấu phần trên và dưới cầu đang trong quá trình hoàn thiện.
Dự án đang được đẩy nhanh tốc độ thi công quyết tâm hoàn thành dự án theo dự kiến trước ngày 30/6/2025.
Tiến độ xây dựng cầu vượt sông Sò cuối tháng 5/2025 xong chưa? (Hình từ internet)
Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định như thế nào?
Theo Điều 4 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng:
- Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của Nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.
- Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; Ứng dụng KHCN, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.
- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
- Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng 2014.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.
- Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.
- Khi lập và thực hiện quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng phải có giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Điều kiện khởi công công trình xây dựng là gì?
Theo Điều 107 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bởi Khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về điều kiện khởi công xây dựng công trình
Điều 107. Điều kiện khởi công xây dựng công trình
1. Việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;
b) Có giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật này;
c) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt;
d) Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật;
đ) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng;
e) Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc
[...]
Như vậy, điều kiện khởi công công trình xây dựng cụ thể:
- Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ
- Có giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép xây dựng
- Có thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt
- Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện công trình được khởi công
- Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường
- Chủ đầu tư đã gửi thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày