16:05 - 15/04/2025

Nghị quyết sáp nhập tỉnh thành mới nhất ngày 15/4/2025? Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp tại Hải Phòng như thế nào?

Nghị quyết sáp nhập tỉnh thành mới nhất ngày 15/4/2025? Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp tại Hải Phòng

Nội dung chính

    Nghị quyết sáp nhập tỉnh thành mới nhất ngày 15/4/2025?

    Ngày 14/04/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 về việc sáp nhập tỉnh thành, sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2025.

    Vậy nghị quyết sáp nhập tỉnh thành mới nhất ngày 14/4/2025 là Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15

    Theo Điều 2 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định về nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính

    Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính
    1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính.
    2. Việc sắp xếp đơn vị hành chính phải tuân thủ Hiến pháp, phù hợp quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết này.
    Trường hợp sắp xếp đơn vị hành chính phù hợp với định hướng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được đánh giá là phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    3. Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã được thực hiện đối với các đơn vị hành chính có diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số chưa đáp ứng tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sau đây gọi là Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính); có yếu tố truyền thống lịch sử, văn hoá tương đồng; có vị trí địa lý liền kề; có quy mô, tiềm năng, lợi thế và trình độ phát triển kinh tế phù hợp.
    4. Việc xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã phải tính đến các yếu tố về điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông, sự phân bố và tổ chức các không gian kinh tế nhằm bảo đảm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của mỗi địa phương, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đơn vị hành chính sau sắp xếp; cân nhắc kỹ các yếu tố về trình độ, năng lực quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin của chính quyền địa phương và người dân; bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc tại các địa bàn trọng yếu, khu vực đảo, quần đảo và vùng biên giới; giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc của mỗi địa phương; bảo đảm khối đoàn kết gắn bó của cộng đồng dân cư.
    5. Trường hợp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mà làm thay đổi địa giới đơn vị hành chính cấp huyện thì không phải thực hiện quy trình, thủ tục điều chỉnh địa giới của đơn vị hành chính cấp huyện mà đơn vị hành chính cấp xã đó trực thuộc.
    6. Gắn việc sắp xếp đơn vị hành chính với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm chính quyền địa phương cấp xã gần dân, sát dân và phục vụ người dân được tốt nhất.
    7. Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính theo quy định của Nghị quyết này thì không áp dụng tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, số đơn vị hành chính trực thuộc, loại đô thị, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với các đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp.
    8. Chú trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ, thống nhất cao về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính.

    Như vậy, nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 là:

    - Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và vai trò chỉ đạo của người đứng đầu.

    - Phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và phù hợp với quy hoạch được phê duyệt.

    - Thực hiện sắp xếp với đơn vị cấp tỉnh, xã chưa đạt chuẩn diện tích, dân số, có vị trí liền kề, văn hóa tương đồng, tiềm năng phát triển.

    - Phương án sắp xếp cần tính đến điều kiện tự nhiên, hạ tầng, kinh tế, năng lực quản lý, quốc phòng – an ninh và khối đoàn kết dân cư.

    - Nếu sắp xếp cấp xã làm thay đổi địa giới cấp huyện thì không cần làm thủ tục điều chỉnh địa giới cấp huyện.

    - Gắn việc sắp xếp với cải tổ bộ máy tinh gọn, tăng hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng cán bộ và phục vụ tốt hơn cho người dân.

    - Không yêu cầu đơn vị hành chính mới phải đáp ứng ngay các tiêu chí kinh tế – xã hội, đô thị, hạ tầng.

    - Tăng cường tuyên truyền để người dân đồng thuận, ủng hộ việc sắp xếp.

    Nghị quyết sáp nhập tỉnh thành mới nhất ngày 15/4/2025? Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp tại Hải Phòng như thế nào? (Hình từ internet)

    Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp tại Hải Phòng như thế nào?

    Theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định về định hướng về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp

    Định hướng về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp
    1. Căn cứ vào nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, lựa chọn phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, miền núi, vùng cao, biên giới, vùng đồng bằng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đáp ứng các định hướng sau đây:
    a) Xã miền núi, vùng cao hình thành sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 200% trở lên và quy mô dân số đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
    b) Xã hình thành sau sắp xếp không thuộc điểm a và điểm d khoản này có quy mô dân số đạt từ 200% trở lên và diện tích tự nhiên đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
    c) Phường hình thành sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 5,5 km2 trở lên; đối với phường thuộc thành phố trực thuộc trung ương có quy mô dân số đạt từ 45.000 người trở lên; phường thuộc tỉnh hình thành sau sắp xếp ở khu vực miền núi, vùng cao, biên giới có quy mô dân số đạt từ 15.000 người trở lên; các phường còn lại có quy mô dân số đạt từ 21.000 người trở lên;
    d) Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc đơn vị hành chính cấp huyện ở hải đảo phải bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh và theo định hướng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Như vậy, tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp tại Hải Phòng là UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phù hợp với từng khu vực như nông thôn, đô thị, miền núi, hải đảo, biên giới... theo các định hướng sau:

    - Xã miền núi, vùng cao sau sắp xếp phải có diện tích từ 200% trở lên và quy mô dân số đạt từ 100% trở lên theo quy định.

    - Các xã khác (không phải xã miền núi, vùng cao, hải đảo) sau sắp xếp phải có dân số đạt từ 200% trở lên và diện tích tự nhiên đạt từ 100% trở lên.

    - Phường sau sắp xếp phải có diện tích từ 5,5 km² trở lên.

    + Phường thuộc thành phố trực thuộc trung ương: dân số từ 45.000 người trở lên.

    + Phường thuộc tỉnh ở miền núi, vùng cao, biên giới: dân số từ 15.000 người.

    + Các phường khác: dân số từ 21.000 người.

    - Xã thuộc huyện ở hải đảo phải bảo đảm quốc phòng, an ninh và theo định hướng đã được phê duyệt.

    Tổng quan thị trường mua bán đất Hài Phòng

    Thị trường mua bán đất Hài Phòng đang phục hồi rõ nét, với nền tảng phát triển đến từ hàng loạt yếu tố tích cực.

    Đầu tiên phải kể đến việc đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống hạ tầng giao thông – yếu tố then chốt thúc đẩy khả năng kết nối và gia tăng giá trị bất động sản. Các công trình trọng điểm như cầu Rào 3, tuyến đường sắt cao tốc Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và hạ tầng quanh các khu công nghiệp lớn đang góp phần biến Hải Phòng thành tâm điểm thu hút vốn đầu tư không chỉ trong nước mà cả từ các nhà đầu tư nước ngoài.

    Một điểm sáng khác chính là sự thay đổi về đơn vị hành chính. Việc huyện Thủy Nguyên được nâng cấp lên thành phố và An Dương trở thành quận đã kích thích mạnh mẽ nhu cầu sở hữu đất và bất động sản liền kề.

    Nhờ vậy, nhiều khu vực từng bị "bỏ quên" như Dương Kinh, An Lão, Kiến Thụy… đang nhận được sự quan tâm tăng mạnh. Cùng với đó, làn sóng dịch chuyển sản xuất của các doanh nghiệp FDI, đặc biệt từ Trung Quốc, đã khiến bất động sản công nghiệp và nhà ở cho công nhân trở thành phân khúc đầy tiềm năng.

    Về giá cả, đất nền tại Thủy Nguyên và các khu vực có kết nối tốt được dự báo sẽ tăng từ 10% đến 20% trong năm nay. Đáng chú ý, nhà ở xã hội tại Hải Phòng cũng đang phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu của lực lượng lao động tại các khu công nghiệp, đồng thời góp phần cân bằng thị trường.

    Thị xã được hiểu như thế nào?

    Hiện nay, khái niệm "Thị xã" chưa được pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, "Thị xã" có thể được hiểu là một đơn vị hành chính cấp huyện ở Việt Nam, dưới tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Theo cách phân cấp đô thị hiện nay, thị xã là đô thị loại IV hoặc loại III.

    Là nơi đông dân cư, chủ yếu phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, thường là nơi tập trung các cơ quan đầu não của tỉnh.

    Thị xã có quy mô nhỏ hơn thành phố, nhưng lớn hơn thị trấn. Thị xã được chia thành: nội thị xã và vùng ngoại thị xã (gọi tắt là nội thị, ngoại thị).

    Tô Ngọc Phương Uyên
    Từ khóa
    Sáp nhập tỉnh thành Nghị quyết sáp nhập tỉnh thành Nghị quyết sáp nhập tỉnh thành mới nhất Sáp nhập tỉnh Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã Thị trường mua bán đất Hải Phòng
    417