09:44 - 05/06/2025

Giữ tên gọi Đồng Nai sau sáp nhập căn cứ vào nguyên tắc nào? Bịa đặt thông tin sáp nhập tỉnh Đồng Nai và Bình Phước bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?

Đồng Nai sáp nhập Bình Phước vậy giữ tên gọi Đồng Nai sau sáp nhập căn cứ vào nguyên tắc nào? Bịa đặt thông tin sáp nhập tỉnh Đồng Nai và Bình Phước bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào

Nội dung chính

Giữ tên gọi Đồng Nai sau sáp nhập căn cứ vào nguyên tắc nào?

Theo danh sách các tỉnh sáp nhập với nhau tại Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025, tỉnh Đồng Nai sẽ sáp nhập với tỉnh Bình Phước, và tên gọi sau khi sáp nhập tỉnh sẽ là tỉnh Đồng Nai và trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.

Theo khoản 1 Mục 4 Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định nguyên tắc xác định tên gọi đơn vị hành chính như sau:

- Việc đặt tên cho ĐVHC sau sắp xếp phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, cân nhắc thận trọng các yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa.

- Ưu tiên sử dụng một trong các tên gọi của các ĐVHC trước khi sáp nhập để đặt tên cho ĐVHC hình thành mới, hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp do phải chuyển đổi giấy tờ, chỉ dẫn địa lý liên quan đến ĐVHC cấp tỉnh.

- Tên gọi của ĐVHC mới cần dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, bảo đảm tính hệ thống, khoa học và phát huy được lợi thế so sánh của địa phương, phù hợp với xu thế hội nhập.

- Cấp ủy, chính quyền địa phương thống nhất nhận thức, có trách nhiệm tạo sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân địa phương; góp phần giữ gìn, phát huy được giá trị lịch sử, truyền thống, văn hóa và tinh thần đoàn kết của Nhân dân đối với ĐVHC mới sau sắp xếp.

- Nghiên cứu đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của ĐVHC cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông tin.

Tên của xã, phường mới sau sắp xếp không được trùng với tên của ĐVHC cùng cấp hiện có trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc phạm vi tỉnh, thành phố dự kiến thành lập theo định hướng sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Theo đó ưu tiên sử dụng một trong các tên gọi của các ĐVHC trước khi sáp nhập để đặt tên cho ĐVHC hình thành mới.

Như vậy, tại Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 việc giữ lại tên gọi Đồng Nai dựa trên nhiều nguyên tắc xác định như yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa,...

Vì sao giữ lại tên gọi Đồng Nai sau sáp nhập? Bịa đặt thông tin sáp nhập tỉnh Đồng Nai và Bình Phước bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?

Vì sao giữ lại tên gọi Đồng Nai sau sáp nhập? Bịa đặt thông tin sáp nhập tỉnh Đồng Nai và Bình Phước bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào? (Hình từ Internet)

Bịa đặt thông tin sáp nhập tỉnh Đồng Nai và Bình Phước bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?

Căn cứ tại Điểm d khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 quy định:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng
1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
...
d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
...

Tùy thuộc vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm và nhân thân, các tình tiết khác có liên quan người thực hiện hành vi tung tin thất thiệt, sai sự thật về việc sáp nhập tỉnh thành có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh có liên quan.

- Đối với hành vi đưa thông tin bịa đặt gây hậu quả nghiêm trọng, làm mất an ninh trật tự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo đó, Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015 quy định khung hình phạt Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông như sau:

Khung 1: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

- Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 Bộ luật hình sự 2015;

- Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;

- Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

- Có tổ chức;

- Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;

- Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

- Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;

- Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;

- Dẫn đến biểu tình.

Khung 3: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

- Đối với hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân với mục đích nhằm chống Nhà nước có thể bị xử lý về tội Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo đó, Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015 quy định khung hình phạt Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:

Khung 1: Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

- Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

- Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;

- Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.

Khung 2: Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Khung 3: Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra, còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh Vu khống theo khoản 2 Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội bị xử phạt tù 1-3 năm và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền 10-50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.

Trần Thị Hân Hân
Từ khóa
Sau sáp nhập Bịa đặt thông tin Bịa đặt thông tin sáp nhập tỉnh Truy cứu trách nhiệm hình sự Bảng giá đất sau sáp nhập Truy cứu trách nhiệm Trách nhiệm hình sự Sáp nhập tỉnh Giá đất sau sáp nhập tỉnh Giá đất sau sáp nhập biến động
258