Dự án hầm đường bộ Hoàng Liên khi nào khởi công?
Nội dung chính
Dự án hầm đường bộ Hoàng Liên khi nào khởi công?
Dự án hầm đường bộ Hoàng Liên là một công trình giao thông trọng điểm kết nối hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai đang từng bước hoàn thiện các thủ tục để chuẩn bị khởi công vào tháng 10/2025.
Toàn tuyến hầm đường bộ Hoàng Liên có chiều dài khoảng 8,8km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Lai Châu dài 4,6km và đoạn qua tỉnh Lào Cai dài 4,2km. Phần hầm chính dài 2,63km, hầm phụ dài 2,65km.
Dự án có điểm đầu từ Km78+00 của Quốc lộ 4D, thuộc xã Sơn Bình (huyện Tam Đường), xuyên qua dãy Hoàng Liên Sơn và kết thúc tại đường D1 của phường Ô Quý Hồ (thị xã Sa Pa, Lào Cai).
Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III miền núi, tốc độ khai thác 60 km/h, nền đường rộng 9m. Tổng mức đầu tư của dự án ước tính khoảng 3.300 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương sẽ bố trí khoảng 2.500 tỷ và mục tiêu hoàn thành dự án là vào năm 2027.
Như vậy, dự án hầm đường bộ Hoàng Liên dự kiến sẽ khởi công vào tháng 10/2025 và mục tiêu hoàn thành là vào năm 2027.Khi hoàn thành, dự án sẽ rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển giữa 2 tỉnh Lai Châu và Sa Pa, tạo điều kiện cho việc phát triển mạnh mẽ các ngành như du lịch, logistics tại khu vực Tây Bắc.
Dự án hầm đường bộ Hoàng Liên khi nào khởi công? (Hình từ Internet)
Thiết kế xây dựng hầm đường bộ Hoàng Liên cần đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ tại Điều 79 Luật Xây dựng 2014 quy định về yêu cầu đối với thiết kế xây dựng như sau:
(1) Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải được lập phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát, bước thiết kế và yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng.
(2) Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng.
(3) Công tác khảo sát xây dựng phải tuân thủ phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt và được kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định.
(4) Kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành báo cáo, bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế và phải được phê duyệt.
(5) Nhà thầu khảo sát xây dựng phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát.
Đất tại Lai Châu xây dựng hầm đường bộ Hoàng Liên thuộc nhóm đất nào?
Căn cứ tại điểm e khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định:
Điều 9. Phân loại đất
[...]
3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);
h) Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;
i) Đất có mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác.
Ngoài ra còn căn cứ tại điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết loại đất công trình giao thông bao gồm:
- Đường ô tô cao tốc, đường ô tô, đường trong đô thị, đường nông thôn (kể cả đường tránh, đường cứu nạn và đường trên đồng ruộng phục vụ nhu cầu đi lại chung của mọi người),
- Điểm dừng xe, điểm đón trả khách, trạm thu phí giao thông, công trình kho bãi, nhà để xe ô tô, bãi đỗ xe; bến phà, bến xe, trạm thu phí, trạm dừng nghỉ;
- Các loại hình đường sắt, nhà ga đường sắt; đường tàu điện; các loại cầu, hầm phục vụ giao thông; công trình đường thủy nội địa, công trình hàng hải;
- Cảng hàng không, kể cả đất xây dựng trụ sở các cơ quan nhà nước hoạt động thường xuyên và đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, khu vực cất, hạ cánh và sân đỗ tàu bay; tuyến cáp treo và nhà ga cáp treo;
- Cảng cá, cảng cạn; các công trình trụ sở, văn phòng, cơ sở kinh doanh dịch vụ trong ga, cảng, bến xe; hành lang bảo vệ an toàn công trình giao thông mà phải thu hồi đất để lưu không;
- Các kết cấu khác phục vụ cho hoạt động giao thông vận tải và các công trình, hạng mục công trình khác theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải;
Như vậy, đất tại Lai Châu xây dựng hầm đường bộ Hoàng Liên thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.