Dự án cải tạo bờ Bắc kênh Đôi khi nào khởi công?
Nội dung chính
Dự án cải tạo bờ Bắc kênh Đôi khi nào khởi công?
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM vừa có báo cáo gửi UBND TP.HCM về việc thực hiện dự án cải tạo bờ Bắc kênh Đôi. Đây là một trong những dự án hạ tầng trọng điểm của đô thị có tổng mức đầu tư hơn 7.300 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách với mục tiêu hoàn thành vào năm 2028.
Theo thiết kế thì dự án sẽ thực hiện xây dựng khoảng 4,3 km kê bờ kênh kết hợp nạo vét một phần lòng kênh để cải thiện khả năng tiêu thoát nước cũng như là cảnh quan đo thị. Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ mở rộng các tuyến đường ven kệnh như Hoài Thanh và Nguyễn Duy lên 20m.
Đặc biệt, tuyến đường Nguyễn Duy sẽ được nối dài từ hẻm 157 Hưng Phú đền cầu chữ Y với mặt đường rộng 16m. Dự án cũng bao gồm việc xây mới cầu Hiệp Ân 2.
Ngoài việc chú trong đến giao thông, dự án còn đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật như hệ thống thoát nước mua, nước thải, cây xanh…
Dự án được chia thành 3 gói thầu xây lắp. Hiện nay chủ đầu tư đang khẩn trương trong việc lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán chi tiết cho từng hạng mục. Trong đó, gói thầu xây lắp số 2 dự kiến sẽ được khởi công vào tháng 9/2025 và 2 gói thầu còn là là gói số 1 và số 3 dự kiến sẽ khởi công trong tháng 10/2025.
Như vậy, dự án cải tạo bờ Bắc kênh Đôi dự kiến sẽ khởi công vào tháng 9/2025 đối với gói thầu xây lắp số 2 và gói số 1, 3 sẽ được khởi công trong tháng 10/2025. Khi hoàn thành, dự án cải tạo bờ Bắc kênh Đôi hứa hẹn sẽ tạo một môi trường sống trong lành cho người dân tại đây.
Dự án cải tạo bờ Bắc kênh Đôi khi nào khởi công? (Hình ảnh Internet)
Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông suối kênh rạch quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định như sau:
(1) Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước, phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau:
- Không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung;
- Không nhỏ hơn 05 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung;
- Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch bị sạt lở hoặc có nguy cơ bị sạt lở, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào diễn biến lòng dẫn, tình trạng sạt lở để quyết định phạm vi hành lang bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, hạn chế các nguyên nhân gây sạt lở bờ, bảo vệ sự ổn định của bờ.
(2) Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau:
- Không nhỏ hơn 20 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung;
- Không nhỏ hơn 15 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung.
(3) Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ sự phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 30 m tính từ mép bờ hoặc bao gồm toàn bộ vùng đất ngập nước ven sông, suối, kênh, rạch.
(4) Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học, phát triển du lịch liên quan đến nguồn nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phạm vi cụ thể của hành lang bảo vệ nguồn nước
(5) Trường hợp sông, suối, kênh, rạch đã được kè bờ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước nhỏ hơn phạm vi tối thiểu được quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định 53/2024/NĐ-CP.
(6) Trường hợp hành lang bảo vệ nguồn nước có từ hai chức năng trở lên thì phạm vi tối thiểu của hành lang được xác định theo chức năng có phạm vi tối thiểu rộng nhất.
(7) Trường hợp hành lang bảo vệ nguồn nước quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 24 Nghị định 53/2024/NĐ-CP nhưng ở các đoạn sông, suối, kênh, rạch có công trình đê điều, các tuyến đường sắt, đường bộ, đường thủy hoặc các công trình kết cấu hạ tầng khác ở ven nguồn nước thì phạm vi tối đa của hành lang bảo vệ nguồn nước không vượt quá chỉ giới hành lang bảo vệ đê về phía sông hoặc hành lang an toàn của các công trình đó về phía bờ.
(8) Trường hợp kênh, mương thuộc hệ thống công trình thủy lợi thì phạm vi, mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định theo mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
(9) Trường hợp sông, suối, kênh, rạch nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.
Đất kênh rạch được quản lý sử dụng như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 215 Luật Đất đai 2024 quy định đất kênh rạch được quản lý sử dụng như sau:
(1) Nhà nước giao cho tổ chức để quản lý kết hợp sử dụng, khai thác đất có mặt nước chuyên dùng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng, khai thác thủy sản;
(2) Nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thu tiền thuê đất hằng năm đối với tổ chức kinh tế, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;
(3) Nhà nước cho thuê đất có mặt nước là hồ thủy điện, thủy lợi để kết hợp sử dụng với mục đích phi nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản theo thẩm quyền;
(4) Nhà nước giao, cho thuê đất trong phạm vi bảo vệ và phạm vi phụ cận đập, hồ chứa nước thuộc công trình thủy điện, thủy lợi cho tổ chức, cá nhân để quản lý, kết hợp sử dụng, khai thác đất có mặt nước kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác theo quy định của pháp luật có liên quan và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.