Chi tiết lộ trình tuyến đường Vành đai 1 TP HCM? Có bao nhêu đường Vành đai ở TP HCM?
Nội dung chính
Chi tiết lộ trình tuyến đường Vành đai 1 TP HCM?
Đường vành đai là các cung đường bao quanh thành phố giúp các phương tiện lưu thông dễ dàng, tránh đi việc ùn tắc từ khu vực trung tâm nội đô.
Đường vành đai có thể là đường cao tốc hoặc xa lộ. Đường vành đai được kết nối với quốc lộ trong đô thị thông qua các nút giao thông trọng điểm. Tùy vào đặc điểm của các đô thị mà thành phố sẽ đưa ra quyết định xây dựng đường phù hợp với địa phương
Đường Vành đai 1 là tuyến đường chính đô thị cấp 1 của TP HCM dài 26,4 km đi qua các Quận Thủ Đức, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Bình Tân, Quận 8 và huyện Bình Chánh.
Chi tiết lộ trình tuyến đường Vành đai 1 TP HCM như sau:
(1) Đoạn 1 từ ngã 4 Linh Đông (nút giao Phạm Văn Đồng – Vành đai 2) – Vòng xoay Nguyễn Thái Sơn dài 8,5 km gồm 12 làn xe.
(2) Đoạn 2A từ vòng xoay Nguyễn Thái Sơn – Ngã tư Bảy Hiền dài 4,8 km. Đi trùng với các tuyến đường Bạch Đằng – Hồng Hà , Trường Sơn, Trần Quốc Hoàn, Hoàng Văn Thụ.
(3) Đoạn 2B từ ngã tư Bảy Hiền – Hương Lộ 2 dài 4,7 km. Gồm tuyến đường phóng mới 1 đoạn nối từ Ngã tư Bảy Hiền đến đường Thoại Ngọc Hầu, đường Thoại Ngọc Hầu, đường Hương lộ 2. Đoạn này vẫn chưa hoàn thiện.
(4) Đoạn 3 từ Hương lộ 2 – Nguyễn Văn Linh dài 8,4 km. Gồm các tuyến đường Vành đai trong, Vành đai trong nối dài (đoạn 1 từ Hương lộ 2 đến đường số 29, đoạn 2 từ đường Kinh Dương Vương đến đường Nguyễn Văn Linh).
Chi tiết lộ trình tuyến đường Vành đai 1 TP HCM? Có bao nhêu đường Vành đai ở TP HCM? (Hình từ internet)
Có bao nhêu đường Vành đai ở TP HCM?
Hiện nay, TP HCM đang có 4 tuyến đường Vành Đai, cụ thể như sau:
Đường Vành đai 1 là tuyến đường vành đai nằm gần trung tâm thành phố Hồ Chí Minh nhất và đã được hoàn thiện khép kín và đây được xem là ranh giới để phân biệt nội thành và ngoại thành của thành phố.
Đường Vành đai 2 là tuyến đường bộ đô thị cấp 1 vòng tròn ở TP HCM.
Đường Vành đai 3 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011 và được điều chỉnh từ năm 2013. Dự án do Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ quản cùng đơn vị thực hiện dự án là Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long.
Đường Vành đai 4 có tổng chiều dài 197,6km, đi qua TP Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM, Long An. Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết vào ngày 28/9/2011, dự án có quy mô kỹ thuật là cao tốc đô thị, mặt cắt ngang 6 đến 8 làn xe với tốc độ 60-80 km/giờ.
Những đường Vành đai trên được xem là các tuyến đường trong những tuyến đường trọng điểm ở TP HCM, có vai trò tò lớn trong giao thông và sự phát triển toàn diện của TP HCM.
Đất dùng để xây dựng đường Vành đai có phải là đất phi nông nghiệp không?
Theo quy định tai điểm e khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024, đất phi nông nghiệp bào gôm các loại đất sau:
Điều 9. Phân loại đất
3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
[...]
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);
h) Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;
i) Đất có mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác.
Theo quy định trên, đất xây dựng đường Vành đai ở TP HCM là đất công trình giao thông sử dụng cho mục đích công cộng, do đó dất này sẽ thuộc vào nhóm đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.