Cầu Hiếu Liêm 2 có điểm đầu và điểm cuối ở đâu?
Mua bán nhà đất tại Bình Dương
Nội dung chính
Cầu Hiếu Liêm 2 có điểm đầu và điểm cuối ở đâu?
Cuối năm 2025, cầu Hiếu Liêm 2 sẽ chính thức được khởi công mở ra bước tiến quan trọng trong việc kết nối giao thông giữa hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai.
Dự án đã được HĐND hai tỉnh thống nhất triển khai sau thời gian dài nghiên cứu và đề xuất. Cầu Hiếu Liêm có tổng dài khoảng 1,3 km, trong đó phần nhịp cầu chính dài 150 m, đường dẫn phía Bình Duong7 dài hơn 1,2 km, còn phía Đồng Nai dài khoảng 100 m.
Cầu Hiếu Liêm 2 có điểm đầu tại đường vào bến đò Hiếu Liêm, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) và điểm cuối giao với đường Hiếu Liêm, xã Trị An, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai).
Cầu Hiếu Liêm 2 được phân kỳ đầu tư thành hai giai đoạn, mỗi giai đoạn xây dựng một đơn nguyên cầu (hai làn xe hỗn hợp), cách nhau 2m.
Giai đoạn 1 sẽ được triển khai trước với mặt cắt nagng 14 , tổng kinh phí đầu tu7 gần 362 tỷ đồng, do UBND tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư.
Như vậy, Cầu Hiếu Liêm 2 có điểm đầu tại đường vào bến đò Hiếu Liêm, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) và điểm cuối giao với đường Hiếu Liêm, xã Trị An, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai). Khi cầu Hiếu Liêm 2 được hoàn thành thì bên cạnh đáp ứng được nhu cầu đi lại ngày càng cao của người dân mà còn góp phần tong quá trình phát triển kinh tế giữa các vùng.
Cầu Hiếu Liêm 2 có điểm đầu và điểm cuối ở đâu? (Hình từ Internet)
Công trình giao thông bao gồm những công trình nào?
Căn cứ theo Mục 4 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về công trình giao thông bao gồm những công trình như sau:
(1) Công trình đường bộ: Đường ô tô cao tốc; đường ô tô; đường trong đô thị; đường nông thôn.
(2) Bến phà, bến xe; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ; trạm thu phí; trạm dừng nghỉ.
(3) Công trình đường sắt:
- Đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị (đường sắt trên cao, đường tàu điện ngầm/Metro); đường sắt quốc gia; đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương;
- Ga hành khách, ga hàng hóa; ga deport; các kết cấu rào chắn, biển báo phục vụ giao thông.
- Chú thích: Công trình sản xuất, đóng mới phương tiện đường sắt (đầu máy, toa tàu) thuộc loại công trình phục vụ sản xuất công nghiệp - Mục II Phụ lục này.
(4) Công trình cầu: Cầu đường bộ, cầu bộ hành (không bao gồm cầu treo dân sinh); cầu đường sắt; cầu phao; cầu treo dân sinh.
(5) Công trình hầm: Hầm tàu điện ngầm, hầm đường ô tô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ.
(6) Công trình đường thủy nội địa, hàng hải:
- Công trình đường thủy nội địa: Cảng, bến thủy nội địa; bến phà, âu tàu; công trình sửa chữa phương tiện thủy nội địa (bến, ụ, triền, đà, sàn nâng,...); luồng đường thủy (trên sông, hồ, vịnh và đường ra đảo, trên kênh đào); các khu vực neo đậu; công trình chỉnh trị (hướng dòng/bảo vệ bờ).
- Công trình hàng hải: Bến, cảng biển; bến phà; âu tàu; công trình sửa chữa tàu biển (bến, ụ, triền, đà, sàn nâng,...); luồng hàng hải; các khu vực, các công trình neo đậu; công trình chỉnh trị (đê chắn sóng/chắn cát, kè hướng dòng/bảo vệ bờ).
- Các công trình đường thủy nội địa, hàng hải khác: Hệ thống phao báo hiệu hàng hải trên sông, trên biển; đèn biển; đăng tiêu; công trình chỉnh trị, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ; hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS) và các công trình hàng hải khác.
- Công trình hàng không: Khu bay (bao gồm cả các công trình đảm bảo bay); nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, khu kỹ thuật máy bay (hangar), kho hàng hóa,...
(8) Tuyến cáp treo và nhà ga để vận chuyển người và hàng hóa.
(9) Cảng cạn.
(10) Các công trình khác như: trạm cân, cống, bể, hào, hầm, tuy nen kỹ thuật và kết cấu khác phục vụ giao thông vận tải.
Quỹ đất tại Bình Dương dành cho kết cấu hạ tầng cầu Hiếu Liêm 2 quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Đường bộ 2024 quy định về Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ như sau:
(1) Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch khác có liên quan.
(2) Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ trong đô thị là một bộ phận của đất dành cho giao thông so với đất xây dựng đô thị.
(3) Tỷ lệ đất dành cho giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt từ 11% đến 26%, phù hợp với tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan khu vực nội thành, nội thị của từng loại đô thị theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(4) Đô thị có yếu tố đặc thù theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì tỷ lệ đất dành cho giao thông so với đất xây dựng đô thị tối thiểu đạt 50% tỷ lệ đất quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Đường bộ 2024.