09:50 - 17/06/2025

Cầu Cát Lái bắt đầu từ đâu? Chuyển mục đích sử dụng đất xây dựng cầu Cát Lái thành đất ở có cần phải xin phép không?

Cầu Cát Lái bắt đầu từ đường Nguyễn Thị Định, cách nút giao Mỹ Thủy khoảng và kết thúc vào đường cao tốc Bến Lức Long Thành. Cần phải xin phép khi chuyển mục đích sử dụng đất

Nội dung chính

Cầu Cát Lái bắt đầu từ đâu?

Cầu Cát Lái là một trong những công trình giao thông quan trọng, dự án sẽ thay thế phà Cát Lái hiện hữu. Cầu Cát Lái nối TP Thủ Đức (TP.HCM) với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai).

Cầu Cát Lái có điểm đầu nằm trên đường Nguyễn Thị Định, cách nút giao Mỹ Thủy khoảng 400m và điểm cuối kết nối vào đường cao tốc Bến Lức Long Thành tại khoảng Km33+500 (lý trình cao tốc BL-LT). 

Dự án có tổng chiều dài tuyến hơn 11,3 km, trong đó cầu chính dài hơn 3 km, được thiết kế theo kết cấu cầu dây văng 2 mặt phẳng dây, đảm bảo với quy mô 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ.

Dự án cầu Cát Lái có tổng vốn đầu tư lên đến 19.391 tỷ đồng được triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Như vậy, cầu Cát Lái bắt đầu từ đường Nguyễn Thị Định, cách nút giao Mỹ Thủy khoảng 400m và kết thúc vào đường cao tốc Bến Lức Long Thành. Khi hoàn thành, cầu Cát Lái sẽ góp phần giảm thiểu được tình trạng ùn tắc giao thông, tiết kiệm được thời gian lưu thông giữa các hai tỉnh Đồng Nai và TP.HCM đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế liên vùng.

Cầu Cát Lái bắt đầu từ đâu? Chuyển mục đích sử dụng đất xây dựng cầu Cát Lái thành đất ở có cần phải xin phép không?

Cầu Cát Lái bắt đầu từ đâu? Chuyển mục đích sử dụng đất xây dựng cầu Cát Lái thành đất ở có cần phải xin phép không? (Hình từ Internet)

Chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ quy định ra sao?

Căn cứ tại Điều 3 Luật Đường bộ 2024 quy định về chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ như sau:

(1) Bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, kết nối đồng bộ, hiệu quả, thân thiện với môi trường, phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại thuận tiện của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, hội nhập quốc tế.

(2) Phát triển đường bộ theo quy hoạch; sử dụng hiệu quả các nguồn lực; kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, bảo đảm văn minh, hiện đại và đồng bộ.

(3) Thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.

(4) Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Chuyển mục đích sử dụng đất xây dựng cầu Cát Lái thành đất ở có cần phải xin phép không?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

Điều 9. Phân loại đất
[...]
3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
[...]

Căn cứ tại khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

Điều 121. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp;
b) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
c) Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn;
d) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất phi nông nghiệp khác được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
e) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
g) Chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ.

Như vậy, đất xây dựng cầu Cát Lái thuộc nhóm đất phi nông nghiệp dùng cho mục đích công cộng nên khi chuyển mục đích sử dụng đất xây dựng cầu Cát Lái thành đất ở thì cần phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Lê Minh Vũ
Từ khóa
Cầu Cát Lái Cầu Cát Lái bắt đầu từ Chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ Chuyển mục đích sử dụng đất Xây dựng cầu Cát Lái Đất phi nông nghiệp
34