Cao tốc Bảo Lộc Liên Khương đã khởi công chưa?
Nội dung chính
Cao tốc Bảo Lộc Liên Khương đã khởi công chưa?
Tại Văn bản 6981/KH-UBND về kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng thành lập tỉnh Lâm Đồng mới, trong đó có lễ khởi công dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương vào ngày 29/6/2025.
(1) Thông tin khởi công Cao tốc Bảo Lộc Liên Khương
Buổi lễ khởi công chính thức diễn ra vào sáng 29/6/2025, do UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức trong khuôn khổ các sự kiện chào mừng thành lập tỉnh mới
Ngoài ra, vào ngày 22/6/2025, tại Quyết định 1323/QĐ-UBND phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu đầu tư xây dựng cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương, theo phương thức đối tác công tư (giai đoạn 1).
Theo đó, nhà đầu tư trúng thầu gồm: Liên danh Công ty TNHH Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông T&T - Công ty CP Đầu tư Tập đoàn Phương Trang (Futa Group) - Công ty CP Đầu tư và xây dựng Phương Thành (Liên danh Hạ tầng giao thông T&T - Futa Group - Phương Thành). Giá trị trúng thầu hơn 11.923 tỉ đồng.
Hiện tại, công tác giải phóng mặt bằng và cắm mốc đã hoàn thiện khoảng 90 % trước đó, sẵn sàng để thi công toàn tuyến .
Theo kế hoạch, dự án sẽ dài khoảng 73,62 km, có 4 làn xe (đường nền rộng 17 m, tốc độ thiết kế 80–100 km/h), tổng mức đầu tư khoảng 17–18 nghìn tỷ đồng
(2) Dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác
Thời gian xây dựng là 30 tháng kể từ ngày khởi công, tức khoảng đầu cuối năm 2027 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng
Đây là đoạn kết nối quan trọng, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Đà Lạt xuống còn khoảng 3 giờ.
Như vậy, cao tốc Bảo Lộc Liên Khương sẽ khởi công vào sáng 29/6/2025.
Cao tốc Bảo Lộc Liên Khương đã khởi công chưa? (Hình ảnh Internet)
Thông tin tổng quan về cao tốc Bảo Lộc Liên Khương
Cao tốc Bảo Lộc Liên Khương là một đoạn tuyến quan trọng thuộc trục cao tốc Dầu Giây Liên Khương, kết nối từ tỉnh Đồng Nai đến trung tâm thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Tuyến này đóng vai trò xương sống trong hệ thống hạ tầng giao thông khu vực, kết nối vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên, đặc biệt giữa TP.HCM và Lâm Đồng.
Đoạn Bảo Liên Khương Bảo Lộc có chiều dài khoảng 73,62 km, bắt đầu từ phường Lộc Phát (TP. Bảo Lộc) và kết thúc tại xã Hiệp Thạnh (huyện Đức Trọng), nơi tiếp giáp trực tiếp với cao tốc Liên Khương – Prenn – đoạn tuyến đã đưa vào khai thác.
Hiện tại công tác cắm mốc và giải phóng mặt bằng hiện đã đạt 90% và dự kiến hoàn thành, bàn giao toàn bộ mặt bằng vào ngày 20/6/2025.
Thông tin | Chi tiết |
Tên dự án | cao tốc Bảo Lộc Liên Khương |
Chiều dài | 73,62 km |
Tốc độ thiết kế | 100 km/h |
Tổng vốn đầu tư | Hơn 17.000 tỷ đồng |
Điểm đầu | Phường Lộc Phát, TP. Bảo Lộc |
Điểm cuối | Xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng |
Kết nối với các tuyến | Cao tốc Liên Khương – Prenn và Tân Phú – Bảo Lộc |
Thời điểm phê duyệt đầu tư | Cuối tháng 3/2025 |
Vai trò của dự án | Kết nối Tây Nguyên với Đông Nam Bộ, đặc biệt là TP.HCM |
Thời gian di chuyển TP.HCM – Đà Lạt (sau khi hoàn thành) | Khoảng 3 giờ |
Tỷ lệ giải phóng mặt bằng (tính đến cuối 5/2025) | 28% |
Thời hạn bàn giao mặt bằng sạch theo yêu cầu | Trước cuối tháng 6/2025 |
Yêu cầu chung về kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc QCVN 117:2024/BGTVT quy định yêu cầu chung về kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc như sau:
- Kết cấu công trình đường bộ cao tốc phải bảo đảm ổn định, bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên.
- Đường bộ cao tốc có quy mô tối thiểu 04 làn xe chạy (02 làn xe cho mỗi chiều); có làn dừng xe khẩn cấp được bố trí liên tục (trừ các vị trí: qua cầu có khẩu độ nhịp từ 150,0 m trở lên; cầu có trụ cao từ 50,0 m trở lên; hầm; đoạn có bố trí làn tăng, giảm tốc hoặc làn phụ leo dốc).
- Các công trình, hạng mục công trình gắn với đường bộ cao tốc bao gồm: đường gom hoặc đường bên; trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến; trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe; hệ thống thu phí điện tử không dừng đối với tuyến đường có thu phí; công trình kiểm soát tải trọng xe; hàng rào bảo vệ và các công trình khác của đường bộ cao tốc.
- Mặt cắt ngang đường bộ cao tốc được bố trí trên cùng một nền đường hoặc được bố trí trên hai nền đường riêng biệt đối với hai chiều xe chạy.
Ngoài ra, căn cứ theo tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc QCVN 117:2024/BGTVT quy định về mặt cắt ngang cầu và hầm trên đường bộ cao tốc như sau:
- Các cầu trên đường bộ cao tốc bố trí đủ các yếu tố mặt cắt ngang như của tuyến chính. Đối với các cầu có khẩu độ nhịp từ 150,0 m trở lên; cầu có trụ cao từ 50,0 m trở lên khi không bố trí làn dừng khẩn cấp, phải bố trí đoạn chuyển tiếp từ mặt cắt đường vào phần cầu bị thu hẹp.
- Mặt cắt ngang hầm trên đường bộ cao tốc
+ Mặt cắt ngang hầm bảo đảm chiều rộng để bố trí đầy đủ các yếu tố mặt cắt ngang như của tuyến chính và phần dành cho người đi bộ (phục vụ công tác bảo trì và thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp). Trường hợp hầm không bố trí làn dừng xe khẩn cấp phải bố trí dải an toàn, chiều rộng của dải an toàn theo cấp tốc độ thiết kế của đường bộ cao tốc.
+ Đối với hầm dài từ 1.000,0 m trở lên khi không bố trí làn dừng xe khẩn cấp phải bố trí vị trí dừng xe khẩn cấp có chiều dài tối thiểu 30,0 m cách nhau tối đa 500,0 m, bề rộng vị trí dừng xe khẩn cấp theo cấp tốc độ thiết kế của đường bộ cao tốc.