10:59 - 25/04/2025

Báo cáo hoạt động đầu tư nước ngoài được thực hiện bằng hình thức nào?

Báo cáo hoạt động đầu tư nước ngoài được thực hiện bằng hình thức nào? Điều kiện để bất động sản đầu tư tại Hải Phòng được ghi nhận là tài sản? Doanh nghiệp tại Hải Phòng không trích khấu hao đối với những bất động sản đầu tư nào?

Nội dung chính

    Báo cáo hoạt động đầu tư nước ngoài được thực hiện bằng hình thức nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 73 Luật Đầu tư 2020 có quy định về chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ở nước ngoài như sau:

    Điều 73. Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ở nước ngoài
    1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chế độ báo cáo bao gồm:
    a) Bộ, cơ quan ngang Bộ có nhiệm vụ quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật, cơ quan đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
    b) Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật này.
    2. Chế độ báo cáo đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện như sau:
    a) Định kỳ hằng năm, có báo cáo tình hình quản lý đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo chức năng, nhiệm vụ của mình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
    b) Định kỳ hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư ra nước ngoài.
    3. Chế độ báo cáo của nhà đầu tư được thực hiện như sau:
    a) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận hoặc cấp phép theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải gửi thông báo bằng văn bản về việc thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài kèm theo bản sao văn bản chấp thuận dự án đầu tư hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư;
    b) Định kỳ hằng quý, hằng năm, nhà đầu tư gửi báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư;
    c) Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư kèm theo báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
    d) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài có sử dụng vốn nhà nước, ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo quy định tại các điểm a, b và c khoản này, nhà đầu tư phải thực hiện chế độ báo cáo đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
    4. Báo cáo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được thực hiện bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
    5. Cơ quan và nhà đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu liên quan đến công tác quản lý nhà nước hoặc những vấn đề phát sinh liên quan đến dự án đầu tư.

    Như vậy, chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ở nước ngoài của nhà đầu tư sẽ được thực hiện bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.

    Báo cáo hoạt động đầu tư nước ngoài được thực hiện bằng hình thức nào?

    Báo cáo hoạt động đầu tư nước ngoài được thực hiện bằng hình thức nào? (Hình từ Internet)

    Điều kiện để bất động sản đầu tư tại Hải Phòng được ghi nhận là tài sản?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 39 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau:

    Điều 39. Tài khoản 217 - Bất động sản đầu tư
    1. Nguyên tắc kế toán
    1.1. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm bất động sản đầu tư (BĐSĐT) của doanh nghiệp theo nguyên giá, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng tương tự như TSCĐ. BĐSĐT gồm: Quyền sử dụng đất, nhà, hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để:
    - Sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý; hoặc
    - Bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường.
    1.2. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị BĐSĐT đủ tiêu chuẩn ghi nhận là BĐSĐT. Không phản ánh vào tài khoản này giá trị bất động sản mua về để bán trong kỳ hoạt động kinh doanh bình thường hoặc xây dựng để bán trong tương lai gần, bất động sản chủ sở hữu sử dụng, bất động sản trong quá trình xây dựng chưa hoàn thành với mục đích để sử dụng trong tương lai dưới dạng BĐSĐT.
    Bất động sản đầu tư được ghi nhận là tài sản phải thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:
    - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai; và
    - Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy.
    1.3. Bất động sản đầu tư được ghi nhận trên tài khoản này theo nguyên giá. Nguyên giá của BĐSĐT là toàn bộ các chi phí (tiền hoặc tương đương tiền) mà doanh nghiệp bỏ ra hoặc giá trị hợp lý của các khoản khác đưa ra trao đổi để có được BĐSĐT tính đến thời điểm mua hoặc xây dựng hoàn thành BĐSĐT đó.
    [...]

    Như vậy, bất động sản đầu tư tại Hải Phòng được ghi nhận là tài sản phải thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:

    - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai

    - Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy.

    Doanh nghiệp tại Hải Phòng không trích khấu hao đối với những bất động sản đầu tư nào?

    Việc trích khấu hao đối với bất động sản đầu tư được quy định tại Điều 39 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

    Điều 39. Tài khoản 217 - Bất động sản đầu tư
    1. Nguyên tắc kế toán
    ...
    1.6. Doanh nghiệp không trích khấu hao đối với BĐSĐT nắm giữ chờ tăng giá. Trường hợp có bằng chứng chắc chắn cho thấy BĐSĐT bị giảm giá so với giá trị thị trường và khoản giảm giá được xác định một cách đáng tin cậy thì doanh nghiệp được đánh giá giảm nguyên giá BĐSĐT và ghi nhận khoản tổn thất vào giá vốn hàng bán (tương tự như việc lập dự phòng đối với hàng hóa bất động sản).
    1.7. Đối với những BĐSĐT được mua vào nhưng phải tiến hành xây dựng, cải tạo, nâng cấp trước khi sử dụng cho mục đích đầu tư thì giá trị bất động sản, chi phí mua sắm và chi phí cho quá trình xây dựng, cải tạo, nâng cấp BĐSĐT được phản ánh trên TK 241 “Xây dựng cơ bản dở dang”. Khi quá trình xây dựng, cải tạo, nâng cấp hoàn thành phải xác định nguyên giá BĐSĐT hoàn thành để kết chuyển vào TK 217 “Bất động sản đầu tư”.
    ...

    Theo đó, doanh nghiệp tại Hải Phòng không trích khấu hao đối với những bất động sản đầu tư nắm giữ chờ tăng giá.

    Đối với trường hợp có bằng chứng chắc chắn cho thấy bất động sản đầu tư bị giảm giá so với giá trị thị trường và khoản giảm giá được xác định một cách đáng tin cậy thì doanh nghiệp được đánh giá giảm nguyên giá bất động sản đầu tư và ghi nhận khoản tổn thất vào giá vốn hàng bán (tương tự như việc lập dự phòng đối với hàng hóa bất động sản).

    Trần Thị Hân Hân
    Từ khóa
    Báo cáo hoạt động đầu tư nước ngoài Báo cáo hoạt động Hoạt động đầu tư nước ngoài Đầu tư nước ngoài Bất động sản đầu tư Điều kiện ghi nhận tài sản cố định Doanh nghiệp tại hải phòng Trích khấu hao Bảng trích khấu hao Khấu hao Bất động sản Nguyên tắc kế toán Khấu hao tài sản cố định
    55